Nguy hiểm
Bác sĩ chuyên khoa Da liễu và hoa liễu (BV Bưu Điện II) Trần Quốc Long cho biết, có đến hàng trăm thứ bệnh được xác định nguyên nhân lây lan từ thú cưng, chúng được y học gọi chung là Zoonoses. Cụ thể gồm các chứng dị ứng da, nhiễm trùng đường máu và bệnh dại. Bên cạnh đó, nguy hiểm nhất là các bệnh truyền nhiễm do các loại giun, sán... gây ra như bệnh sốt phát ban Rickettsia, truyền xoắn khuẩn Leptospira, bệnh viêm não do virus.
Khi bị nhiễm virus Campylobacter (có trong đường ruột của vật nuôi), bệnh nhân có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy và sốt. Bệnh này cũng rất dễ lây lan trong những cộng đồng thân cận như người sống chung gia đình, trẻ học chung ở nhà trẻ, mẫu giáo. Nhiễm khuẩn Bartonella henselae thường do bị mèo cào hoặc cắn vào cơ thể. Triệu chứng bao gồm sưng và đau hạch, sốt, nhức đầu, mệt mỏi.
Cần tẩy giun sán và khám định kỳ cho thú 6 tháng/lần
|
|
Tuy nhiên, theo bác sĩ Long, nguy hiểm nhất là bệnh dại. Khi người bị chó hoặc mèo đã nhiễm bệnh cắn phải, virus dại có trong nước bọt của chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường máu của vết cắn. Nhiễm virus dại là bệnh có nguy cơ tử vong cao nhất so với các bệnh khác. Khi bị chó hoặc mèo nghi ngờ nhiễm dại cắn, nên đưa người lớn và trẻ đi tiêm ngừa khi có vết trầy trên da và theo dõi vật nuôi ít nhất 10 ngày sau khi bị cắn.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi |
Cơ chế và cách phòng ngừa
Cơ chế lây nhiễm chủ yếu của các bệnh này là do những chất tiết ra như nước tiểu, máu, nước bọt và đặc biệt là lông của chó, mèo… khi những thứ này bám vào thức ăn của người, hoặc do người bệnh tiếp xúc thân thiết với chó mèo bằng các hành động như ve vuốt, ôm ấp, ngủ chung với chúng. Một số trường hợp khác là do bị thú nuôi cắn trực tiếp.
Nhiều trường hợp bệnh, người bệnh bị các chứng dị ứng hoặc truyền nhiễm sẽ tự động khỏi mà không cần sự can thiệp của bác sĩ, nếu mức độ nhiễm bệnh nhẹ. Tuy nhiên, theo cảnh báo của các chuyên gia y tế, một số trường hợp nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến mù mắt hay đột quỵ như do sán đầu gai hay giun đũa chó gây nên, nặng hơn nữa có thể dẫn đến tử vong.
Lời khuyên của bác sĩ dành cho người nuôi thú cưng là phải nhận thức đầy đủ các nguy cơ nhiễm bệnh từ chúng. Ngoài việc vệ sinh sạch sẽ như rửa tay bằng xà phòng ngay sau khi tiếp xúc với chó, mèo, bạn cũng phải tắm rửa cho chúng thường xuyên để loại bỏ những mầm bệnh tiềm tàng trên cơ thể chúng. Tẩy giun sán định kỳ (6 tháng/lần) và nên đưa vật nuôi đến các phòng khám thú y để kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Thành Thuận
Bình luận (0)