Những điểm lưu ý
Người bệnh phát vàng da, đau bụng không rõ nguyên nhân, lưng hay đau hoài không dứt, sụt cân không rõ lý do, hễ ăn chất dầu mỡ vào là rất dễ bị tiêu chảy (do dịch của tụy tiết ra không đủ, không thể tiêu hóa được dầu mỡ), có thể xuất hiện bệnh tiểu đường.
Người bệnh thường có biểu hiện ngán ăn uống, tiêu hóa không tốt và sụt cân rõ rệt. Phần bụng thì khó chịu hoặc đau nhức dữ dội (khoảng phân nửa số bệnh nhân đều có chứng đau bụng phát ra đầu tiên, khoảng 20% bệnh nhân bụng đau có thể đau thấu đến sau lưng, đến vai trái, nằm ngửa càng đau dữ dội...).
Các món ăn cho người bệnh
Theo lương y Vũ Quốc Trung, thì trong quá trình điều trị, người mắc bệnh này có thể dùng một trong số các món ăn dưới đây để hỗ trợ việc chữa trị:
1. Cháo sơn chi
+ Nguyên liệu gồm: sơn chi 30g, kê cốt thảo 30g, điền cơ hoàng 30g, gạo 50g.
+ Cách làm: nấu ba vị thuốc trên trước để lấy nước (bỏ xác thuốc). Dùng nước thuốc cùng gạo nấu cháo. Nấu lượng vừa đủ ăn.
2. Chè nhân trần phụ tử
+ Nguyên liệu gồm: nhân trần 20g, phụ tử 10g, sinh khương 15g, cam thảo 10g, hồng táo 5 đến 10 quả, gạo 100g, đường thẻ vừa đủ.
+ Chế biến: nấu nhân trần, phụ tử, cam thảo độ 1 giờ 30 phút, lấy nước thuốc, bỏ xác. Đổ nước thuốc vào gạo, cùng hồng táo (lấy phần thịt), sinh khương (cắt mỏng) để nấu cháo. Cho đường thẻ vào nấu thêm một lúc nữa. Mỗi ngày ăn 2 lần.
3. Chè câu kỷ mộc nhĩ
+ Nguyên liệu: câu kỷ tử 20g, hắc mộc nhĩ (nấm mèo đen) 10g, hắc khoa đậu 20g, phật thủ 20g, nếp 100g, đường phèn vừa đủ và một ít mật ong.
+ Cách làm: ngâm mộc nhĩ vào nước trước, sau đó cắt thành miếng. Phật thủ cũng xắt thành miếng. Nếp và hắc khoa đậu nấu thành cháo trước, nấu một lát thì đổ câu kỷ tử vào, lúc sắp chín, đổ mộc nhĩ, phật thủ vào, thêm đường trộn đều, nấu tiếp một lúc nữa. Mỗi ngày ăn 3 lần.
4. Cháo cải tôm
+ Nguyên liệu: cải bắp 200g, một ít tôm, thịt heo 50g, gạo 100g.
+ Cách nấu: gạo vo sạch, tôm làm sạch, thịt thái nhỏ, cải bắp thái nhỏ cùng cho vào nấu đến sôi 15 phút, nêm nếm gia vị vừa dùng.
Khánh Vy
Bình luận (0)