Tháng Giêng là tháng ăn chơi”, người xưa có câu vậy. Bây giờ thì dù là tháng Giêng, người hiện đại cũng phải làm việc ngay từ sau Tết, chứ không thể có nhiều thời gian dành cho “ăn chơi”. Nhưng ngày xưa, nói “ăn chơi” cũng là nói…chơi thôi, chủ yếu câu nói muốn nhắm tới các lễ hội truyền thống được tổ chức rộn rịp từ Nam chí Bắc trong suốt tháng Giêng - Hai.
Lễ hội mang đậm tình cảm quê hương
Đã có một thời kỳ khá dài, do chiến tranh, do những quan niệm không đúng đắn về tính chất của các lễ hội truyền thống, mà những hoạt động lễ hội trong nước, chủ yếu là ở miền Bắc, bị bỏ ngỏ. Khi thời kỳ ấy đã qua, thì lại như một cuộc “ăn trả bữa” sau ốm, những lễ hội ngày nay được tổ chức tưng bừng, hoành tráng, kéo dài trong cả nước. Người tham gia lễ hội có thể là khách du lịch, là người ở cộng đồng Việt trong nước và ngoài nước, là người có tín ngưỡng hoặc không theo tôn giáo nào nhưng có niềm tin vào những điều thiêng liêng.
Nếu người đi lễ với cái tâm không lành thì người "bán lễ" cũng hành xử với cái lòng không thẳng
|
|
Những hoạt động lễ hội được hưởng ứng nhiệt liệt là những lễ hội gắn với lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu những nhân vật lịch sử của đất nước, và yêu kính những thánh thần trong truyền thống vẫn phù hộ cho đất nước, cho nhân dân. Những lễ hội như thế cần được phát huy tối đa, và luôn gắn với tinh thần yêu nước, sự giáo dục lòng yêu nước trong các thế hệ người Việt Nam. Như đại lễ hội Yên Tử, đang diễn ra với hàng chục vạn người tham dự nhằm tưởng nhớ Hoàng đế Trần Nhân Tông-người khai sinh Phật phái Trúc lâm Yên Tử-người đã lãnh đạo quân và dân Việt đánh thắng quân Nguyên xâm lược. Yên Tử bây giờ đã thành một địa điểm du lịch vừa mang tính tâm linh vừa là thắng cảnh độc đáo, nhưng nếu không gắn với hình ảnh vua Trần Nhân Tông, không gắn với lòng yêu nước Việt Nam, thì làm sao lễ hội thu hút được một lượng người tham dự lớn đến như vậy! Những lễ hội khác được hưởng ứng nhiệt liệt cũng đều khởi phát từ một nguồn văn hóa: văn hóa yêu nước.
Thư từ, bài vở xin gửi về: vanhoanghethuat@thanhnien.com.vn |
Lễ hội cũng cần "xanh, sạch, đẹp"
Nhưng không phải tất cả những lễ hội đang diễn ra tại Việt Nam đều đạt tới cõi “xanh, sạch, đẹp” như thế. Vì cũng có những lễ hội, khởi nguyên với tinh thần đẹp và nhân ái, nhưng đã bị dung tục hóa, thậm chí thực dụng hóa, ích kỷ hóa vì những tham vọng cá nhân.
Đi cầu nguyện cho quốc thái dân an ở những lễ hội đầu năm là điều tuyệt đẹp, nhưng đi cầu cho cá nhân mình hay người nhà mình năm mới được "xơi lộc” tham nhũng, được kiếm ghế kiếm quyền, được “nịnh trên nạt dưới” thì ai dám bảo những lời cầu nguyện nhiều khi cũng rất chân thành ấy là “xanh, sạch, đẹp”? Nhìn những mâm cỗ tú hụ người ta đội trên đầu vào đảnh lễ, nhiều khi không biết nên vui hay nên buồn. Vì nếu những lời cầu nguyện chân thành là hướng tới những điều tốt đẹp, thì thật là vui. Nhưng ngược lại, nếu những lời cầu nguyện đầy những “mưu đồ” cá nhân ích kỷ thì nên nghĩ thế nào về những mâm lễ cực “hoành tráng” kia? Mà một khi đã có “cầu” ắt có “cung”. Nói như người xưa thì là “cầu gì được nấy”. Nếu người đi lễ với cái tâm không lành, thì người đứng ra “bán lễ” cũng sẽ hành xử với cái lòng không sạch. Và đó sẽ là những cuộc “buôn thần bán thánh” rất đáng quan ngại.
Nguyễn Thị Liễu (Phú Mỹ, Mỹ Đình, Từ Liêm, HN): Hội rước làng
Nguyễn Bạch Mai (Lê Ngọc Hân, TP. Vũng Tàu): Cách đây độ chục |
Một số lễ hội ba miền * Lễ hội Yên Tử: Hội Yên Tử (Quảng Ninh) (ảnh) bắt đầu từ ngày 9 tháng Giêng và kéo dài hết 3 tháng mùa xuân. Sau phần nghi lễ long trọng của lễ hội tổ chức dưới chân núi Yên Tử là cuộc hành hương của hàng vạn người đến với chùa Đồng ở trên đỉnh núi. Du khách đến hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ. Miền Nam * Lễ hội Dinh Cô: Hằng năm lễ hội Dinh Cô được ngư dân Long Hải tổ chức rất long trọng theo nghi thức cổ truyền vào 3 ngày từ 10 đến 12 tháng Hai (âm lịch). * Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu: Chùa Bà Thiên Hậu là một di tích văn hóa của tỉnh Bình Dương. Lễ hội chùa Bà hằng năm được tổ chức vào 3 ngày từ 13 đến 15 tháng Giêng. Miền Trung * Lễ hội Cầu ngư ở Thái Dương Hạ: Đây là lễ hội của nhân dân làng Thái Dương Hạ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Lễ hội tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng hằng năm, để tưởng nhớ vị Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công (biệt danh của Trương Thiều) có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành. * Hội vật làng Sình: Hằng năm, làng Sình (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế) mở hội vật vào ngày 10 tháng Giêng với niềm mong ước: dân khỏe, làng yên, mùa màng tươi tốt, hạnh phúc muôn người. Hội vật làng Sình, ngoài yếu tố tâm linh truyền thống, còn là một hoạt động vui, khỏe đầy tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khỏe, sự tự tin, mưu trí, nhất là với lớp trai trẻ._N.T (e-cadao.com) |
Nhật Thảo
Bình luận (0)