Đó là báo cáo của Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư TP.HCM trong hội thảo Những tiến bộ trong hóa trị hỗ trợ ung thư vú giao đoạn sớm, diễn ra hôm nay (3.4), tại TP.HCM.
Theo bác sĩ Trần Nguyên Hà, Trưởng Khoa Nội 4, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, trong 15 năm qua, ở Việt Nam, ung thư vú đã vượt qua ung thư cổ tử cung để trở thành loại bệnh ung thư gặp nhiều nhất ở phụ nữ và dự đoán vẫn tiếp tục tăng trong những năm tới.
Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng cảnh báo, ung thư vú là loại bệnh không có biện pháp phòng ngừa rõ ràng nên phụ nữ phải tự nhận biết những bất thường đối với cơ thể của mình để phát hiện sớm. Đặc biệt là đối với ba nhóm phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao: phụ nữ có mẹ, chị/em trong gia đình mắc ung thư vú, phụ nữ không có con và phụ nữ có con sau 30 tuổi.
Cũng theo Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, do tâm lý của phụ nữ Việt Nam thường hay ngại khi đề cập đến vấn đề sức khỏe "tế nhị" này nên không phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
Một số biểu hiện bất thường nữ giới cần chú ý để phát hiện sớm ung thư vú: xuất hiện cục bướu trong ngực (thường không đau), núm vú bị lệch hoặc ra máu, da vú lùi sùi, có hạch trong nách.
Nữ giới nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau và trái cây, không sử dụng thức ăn có quá nhiều chất béo, không hút thuốc lá, uống rượu và dành khoảng 1 giờ mỗi ngày cho hoạt động thể thao để bảo vệ cơ thể, tránh các nguy cơ ung thư nói chung, trong đó có ung thư vú.
Ung thư vú là loại ung thư có số người mắc cao thứ hai trên thế giới (với hơn 1 triệu ca mỗi năm).
Nguyên Mi
Bình luận (0)