Cá mập có thể tàng hình

29/05/2010 16:37 GMT+7

Chuyện tránh sự chú ý của kẻ thù lẫn con mồi xem ra khá dễ dàng đối với một số loài cá mập. Đơn giản là chúng có khả năng tàng hình, hay nói đúng hơn là tự biến mất dưới góc nhìn thẳng của đối phương. Đó là phát hiện của nhóm chuyên gia thuộc Đại học Louvain (Bỉ) trong cuộc nghiên cứu đầu tiên về sự phát quang của cá mập.

Trưởng nhóm Julien Claes cho hay khoảng 50 loài cá mập khác nhau, chiếm hơn 10% loài này, có thể tự phát sáng. Điều đó có nghĩa là cơ thể chúng có thể sản sinh và phát ra ánh sáng.

Nhóm của giáo sư Claes đã tập trung nghiên cứu một loài cá mập có khả năng tự phát sáng đặc biệt, được gọi là "bóng ma săn đuổi tại các vịnh hẹp". Khi tiến hành thí nghiệm ngoài thực tế, các nhà khoa học phát hiện quang phổ của ánh sáng mà cá mập tạo ra tương tự với ánh sáng của vùng vịnh hẹp. Ánh sáng mờ của loài cá này bắt nguồn từ những cơ quan bên dưới cơ thể. Do nhiều kẻ thù của cá mập có cặp mắt hướng lên, đây là biện pháp ngụy trang thường thấy ở tầng biển sâu vừa (200 - 1.000m). Cá mập có miệng ở phía dưới, nên hệ thống ngụy trang cho phép chúng bắt mồi hiệu quả, trong khi con mồi lại không nhìn thấy mối đe dọa.

Thụy Miên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.