Nay tôi có con nhỏ, sợ cháu chơi gần lan can sẽ gặp nguy hiểm nên tôi đã thông báo với ông Cảnh sẽ rào ban-công bằng khung sắt. Ông Cảnh không đồng ý vì cho rằng ban-công đó thuộc sở hữu chung. Xin hỏi, theo quy định của pháp luật, phần ban-công sau nhà có thuộc sở hữu riêng của gia đình tôi, và tôi có được rào ban-công lại không?_Đặng Ngọc Thanh (Q.Thủ Đức, TP.HCM)
Trả lời: Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2007 và Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng ban hành ngày 28.5.2008 (Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD), phần sở hữu riêng của gia đình ông trong nhà chung cư bao gồm:
• Phần diện tích bên trong căn hộ, bao gồm cả diện tích ban-công, lô gia gắn liền với căn hộ đó.
• Phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng theo quy định của pháp luật.
• Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với căn hộ, phần diện tích thuộc sở hữu riêng.
Theo mô tả của ông, về nguyên tắc nếu phần ban-công đó nằm chếch về phía gia đình nhà ông , phần ban-công gắn liền với phần diện tích nhà ông được xem là phần diện tích thuộc sở hữu riêng của gia đình ông. Ông chỉ được tiến hành rào chắn đối với phần ban-công thuộc sở hữu riêng của mình. Còn phần lan can dôi ra phía bên kia là thuộc sở hữu riêng của ông Cảnh. Trường hợp này, hai gia đình nên bàn bạc, trao đổi, thỏa thuận để cùng sử dụng ban-công. Trong trường hợp hai bên không thống nhất, ông nên liên hệ ban quản lý chung cư xin ý kiến giải quyết, hoặc làm đơn yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Luật sư Đoàn Trí Phồn (Phó chủ nhiệm Tổ tư vấn pháp luật miễn phí Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM)
Bình luận (0)