Vì vậy, việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ với mục tiêu lãi suất “vào 10%, ra 12%” là một cơ hội tốt để hạ lãi suất.
Theo bà Hương, VNBA kiến nghị hạ lãi suất huy động xuống 11%, từ mức 11,5%/năm, nhưng không có nghĩa sẽ cố định mà để biên độ khoảng ± 0,2%/năm. Đó cũng là bước điều chỉnh nhỏ, hợp với thị trường, vì không thể rút xuống nhanh và mạnh ngay lập tức.
Đồng thuận “hạ”, nhưng đến hôm qua nhiều NH vẫn tranh thủ chờ đợi tín hiệu của thị trường. Đơn giản là vì giảm lãi suất có thể khiến các NH “hạ trước” mất khách. Thậm chí giám đốc một NH cổ phần tại Hà Nội nói thẳng rằng “ngại” nhất người hạ, người không, rồi lại rơi vào cảnh “nhòm, ngó”, rình rập nhau.
Trong thời gian tới, mặt bằng lãi suất huy động chắc chắn sẽ được điều chỉnh giảm, nhưng theo một chuyên gia, biên độ dễ theo chiều hướng “xoay lên”. Bởi thực tế, trước đây NH cũng đồng thuận xoay quanh 11,5%, sau đó mức xoay chỉ thấy 11,9%/năm, thậm chí nhiều NH còn vọt lên hơn 12%. Nay các NH lại đồng thuận xoay quanh 11%/năm, liệu mức xoay sẽ là bao nhiêu, 11,49%/năm hay cao hơn?
VNBA cho rằng hiện tại biên độ chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay của các NH đang khá hẹp. Có NH chênh lệch chỉ khoảng 1,5%, 1,7%, trong khi bình thường để bù đắp được chi phí, biên độ chênh lệch phải ở mức 3%. Vì vậy NH cũng buộc phải hạ lãi suất huy động, nếu muốn hạ lãi suất cho vay.
Tuy nhiên, xem ra mọi chuyện đều không đơn giản bởi dường như lúc nào cũng tồn tại một rào cản lớn là hiện tượng doanh nghiệp vừa muốn vốn giá rẻ lại vừa muốn gửi tiền với lãi suất huy động cao.
Nói như một chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong ngành NH thì muốn lãi suất “vào 10%, ra 12%” phải đảm bảo lợi ích của ba bên (người gửi tiền, NH và doanh nghiệp), nhưng để được như vậy thì lạm phát phải thấp.
Anh Vũ
Bình luận (0)