Biết mục đích của PV Thanh Niên, Ban Giám hiệu nhà trường giới thiệu PV xuống làm việc với khoa Nông học. Tại đây, thầy Võ Thái Dân (quyền Trưởng khoa) đã phân công một cán bộ đang là nghiên cứu sinh chịu trách nhiệm chọn nhóm sinh viên (SV) trồng rau muống trong nhà lưới của nhà trường, để thử nghiệm các loại thuốc mà PV thu thập được từ “công nghệ” trồng rau muống kinh hoàng...
Phun thuốc thử nghiệm |
Tuy nhiên, do ở trường không có đất trồng rau muống nước nên việc thử nghiệm được tiến hành trên rau muống cạn (gieo hạt). Vì vậy, công đoạn “đánh” nhớt thải được bỏ qua.
Rau thử nghiệm đến ngày cắt cao gần 60 cm |
“Siêu siêu tốc” và “siêu ngon”...
Nhóm SV mua hạt rau muống, gieo trên 4 luống khác nhau, 2 luống trồng chăm bón bình thường, 2 luống còn lại thử nghiệm riêng cho hai loại thuốc: viên “độc” và thuốc “mo”.
Nếu người dân sử dụng quá nhiều loại thuốc đó vào rau, nhất là thuốc “mo” thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho con người.
|
|
Thạc sĩ Nguyễn Cửu Tuệ |
Ngày 27.5, hạt được gieo. Ngày 5.6, mầm rau bắt đầu nhú cao khoảng 5 cm và thuốc bắt đầu được “đánh” giống như những người trồng rau làm. Đợi rau lên được 18 - 20 cm (có nghĩa trước ngày thu hoạch 3 ngày) nhóm SV bắt đầu thử viên “độc”. Một viên “độc” được bẻ làm 4, cho một phần vào thùng khoảng 20 lít nước cùng với một gói trắng cọng để “đánh” đi. Sáng hôm sau, nhóm SV tiếp tục “đánh” lại với liều lượng như lần “đánh” đi.
Ba ngày sau khi “đánh” lại, đo kiểm tra thì có đến 2/3 số cây rau sử dụng viên “độc” cao hơn rau trồng bình thường 16 đến 18 cm (mỗi ngày cao từ 5 đến 6 cm); 1/3 số còn lại có đến 80% cao thêm 25 cm, còn 20% thì đột biến cao thêm 30 cm (tức mỗi ngày cao 10 cm), đặc biệt cọng, lá rất đẹp. Thế nhưng, đến ngày thứ 4 số rau trồng thử nghiệm này bắt đầu cuốn ngọn (tức bị von), cây gầy. Sang ngày thứ 5 kể từ khi phun viên “độc”, có cây tổng chiều cao đến 68 cm, tăng thêm gần 50 cm so với trước khi phun.
“Nhà sản xuất thuốc ProGibb T98 Gibberellic Acid ở Mỹ quy định hoạt chất Gibberellic Acid (GA3) không vượt quá 0,15 mg/kg trong rau tươi, trái cây; Gibberellin (hỗn hợp GA4 + GA7 có ở trong viên “độc”) theo tiêu chuẩn ở Mỹ thì không quá 0,5 mg/kg đối với táo, nếu sử dụng phương pháp phun. Còn ở VN người dân sử dụng hoạt chất này vô tội vạ, rất phổ biến. Nhưng theo Quyết định 99/2008/QĐ-BNN ngày 15.10.2008 (quy định những hóa chất gây hại trong thực phẩm) của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT thì không có tên hoạt chất GA3, GA4 + GA7 trong rau tươi”, thạc sĩ Lê Cao Lượng thắc mắc. |
Việc thử nghiệm thuốc “mo” cũng cho kết quả đúng như PV quan sát được ở nơi người dân trồng rau sử dụng. Thuốc được sử dụng liều lượng giống như những gì PV ghi được từ người dân và thời gian “đánh” đi, “đánh” lại cách nhau 1 ngày. Kết quả, sau 3 ngày “đánh” thuốc, phần rau thử nghiệm thuốc mo tăng trưởng chiều cao thêm từ 14 đến 16 cm, thấp hơn rau sử dụng viên “độc”, nhưng mỗi đốt rau dài hơn rất nhiều so với rau được phun viên “độc” và gấp 2-3 lần so với rau trồng bình thường. Đáng lưu ý, lá rau rất mướt và thân rau dẻo. Đặc điểm nữa mà người tiêu dùng dễ bị lừa là rau trông rất trắng và đều, nhìn thích mắt. “Với kết quả này, nếu sử dụng cả hai loại viên “độc” và thuốc “mo” thì đúng là cho rau muống “siêu siêu tốc” và người tiêu dùng dễ dàng bị lừa bởi rau trông “siêu ngon” thật”, vị cán bộ phụ trách lắc đầu nhận xét sau khi bẻ thử ở gốc rau và cảm nhận rau vừa mềm vừa giòn...
Cũng theo vị cán bộ phụ trách, mặc dù đang là nghiên cứu sinh của khoa Nông học nhưng anh “không hiểu loại thuốc này có hoạt chất gì khiến cho rau tăng trưởng khác biệt với thuốc kích thích tăng trưởng đang được phép sử dụng ở VN hiện nay”.
Rau trồng bình thường đến ngày cắt chỉ cao chưa đến 30 cm |
“Điều tôi đáng quan tâm là tại sao thuốc bảo vệ thực vật lại tăng trưởng cho cây nhanh mềm, tẩy trắng. Trong đó phần rau trồng thử nghiệm thuốc lại rất khỏe, chịu mưa, nắng bởi thời gian trồng thử nghiệm có những trận mưa rất lớn làm khoảng 70% số rau trồng bình thường bị chết hoặc đổ, nhưng rau thử nghiệm thì 90% vẫn bình thường. Tôi thực sự bất ngờ, có lẽ đây cũng là đề tài nghiên cứu khoa học mà tôi cần quan tâm”, vị cán bộ này nói.
Đến ngày thứ 5 phun viên “độc”, ngọn rau bắt đầu cuốn lại |
Nhà chuyên môn nói gì?
Đem thắc mắc viên “độc” và thuốc “mo” tăng trưởng lạ kỳ hỏi thạc sĩ Nguyễn Cửu Tuệ, Giám đốc Trung tâm Công nghệ - Quản lý môi trường - tài nguyên (trường Đại học Nông Lâm TP.HCM), thạc sĩ Tuệ giải thích muốn tìm chất gây độc trong viên thuốc đó là rất khó bởi trong một viên thuốc, hay một chai thuốc có đến hàng trăm hoạt chất. Trong hàng trăm hoạt chất đó sẽ có một hoặc hai hoạt chất tăng trưởng mạnh...
“Sở dĩ nhà sản xuất trộn tổng hợp các hoạt chất vào là vì sợ bị lấy cắp bản quyền của thuốc. Vì vậy muốn tìm hoạt chất gây độc phải tìm đủ tất cả hoạt chất trong viên thuốc đó. Sau đó, những hoạt chất đã tìm được có tên đầy đủ sẽ được thử nghiệm tìm hoạt chất nào là hoạt chất tăng trưởng và có gây độc không? Muốn làm được như vậy là cả một đề tài nghiên cứu khoa học, không chỉ tốn tiền tỉ mà còn tốn thời gian, tốn công sức”, thạc sĩ Tuệ nhìn nhận. Dù vậy, thạc sĩ Tuệ cũng khuyến cáo: “Nếu người dân sử dụng quá nhiều loại thuốc đó vào rau, nhất là thuốc “mo” thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho con người”.
Cán bộ phụ trách cắt rau đo thử nghiệm - Ảnh: Hoài Nam |
PV tiếp tục liên hệ với Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Trung tâm 3), nhằm trả lời câu hỏi có hay không độc tố trong thuốc “mo” và viên “độc”. Bà Trần Thị Mỹ Hiền, Phó giám đốc Trung tâm 3, sau khi lắng nghe mục đích của PV và xem xét các loại thuốc PV đưa tới, cũng lắc đầu bởi “nếu không biết tên độc tố thì không thể tìm được”. Theo bà Hiền, ngoài việc trong loại thuốc có đến hàng trăm hoạt chất, để tìm được độc tố còn phụ thuộc vào yếu tố khách quan khác. Vì vậy, nếu có mang cả viên thuốc hoặc chai thuốc đó đi thử nghiệm để tìm tên hoạt chất cũng chưa chắc tìm được chất độc...
Là một giảng viên bộ môn Bảo vệ môi trường nông nghiệp (khoa Nông học), thạc sĩ Lê Cao Lượng “lục tung” kho tư liệu của ông để tìm những thông tin liên quan đến hoạt chất có tên trên bao bì của viên “độc” Gibberellic Acid 1g. 96%. Từ thông tin của nhà sản xuất “Houston. IN. U.S.A.”, thạc sĩ Lượng cho biết hoạt chất Gibberellic Acid được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân cấp độc 3 (ít độc), nhưng vẫn rất nguy hiểm khi hoạt chất này trực tiếp đi vào người qua đường tiêu hóa, đường hô hấp. Còn với rau tươi, nhà sản xuất khuyến cáo không được vượt quá dư lượng 0,15 mg/kg. “Nếu pha với nước để phun thì 1 công rau chỉ được phép sử dụng không quá 2 viên”, thạc sĩ Lượng nói.
Điều tra của Hoài Nam
Bình luận (0)