1. Đó là quốc gia ở vùng đất thấp nhất thế giới với 27% diện tích và 60% dân số sinh sống ở độ cao thấp hơn so với mực nước biển khoảng 1m. Do vậy hệ thống bao đê ngăn mặn và lấn biển được xem là kỳ quan sáng tạo của con người trước thiên nhiên. Hà Lan là đất nước có ngành nông nghiệp xuất khẩu hàng đầu thế giới, chỉ sau Mỹ và Pháp. Nói đến Hà Lan là nói đến hoa tulip - còn gọi là uất kim hương – rực rỡ và có mặt khắp cả lãnh thổ. Hà Lan cũng là nước xuất khẩu hoa số một của thế giới. Phòng đấu xảo hoa ở Amsterdam tối tân, nhộn nhịp và rộng đến chóng mặt.
Hà Lan còn nổi tiếng bởi các loại phô mai đặc sản, cả tiêu dùng và xuất khẩu, chất lượng không thể chê vào đâu được. Các loại guốc gỗ (hình dáng giống đôi hài) đầy màu sắc và họa tiết tinh tế, đủ kích cỡ là món quà lưu niệm không thể thiếu khi du khách đến thăm vùng đất của Cối Xay Gió mà chủ nhân là dân tộc có chiều cao bình quân đứng đầu thế giới.
Cối xay gió không phải xuất xứ từ Hà Lan. Nó được phát minh vào thế kỷ VII bởi một người theo đạo Hồi. Thân cối làm bằng đất nung và cánh bằng gỗ, chuyển động nhờ sức gió, dùng để xay bắp và thoát nước. Từ năm 1740, những cối xay gió đầu tiên được xây dựng ở làng Kinderdijk. Hiện ở Hà Lan vẫn còn hơn 1.000 cối, tuổi thọ hàng trăm năm vẫn... chạy tốt. Từ chức năng ban đầu là lợi dụng sức gió tạo thành lực chuyển động để xay bột, sau đó để bơm nước và hiện nay là để phát điện, những cối xay gió này đã giúp Hà Lan phát triển mạnh mẽ không chỉ ngành nông nghiệp mà cả các ngành công nghiệp và dịch vụ khác. Quan trọng hơn là bảo vệ được môi trường, điều mà các nước phát triển công nghiệp rất khó thực hiện. Bên trong thân của cối xay gió là những căn phòng hẹp có thể ở tạm, làm bếp, làm kho, có cầu thang lên nóc. Về sau cánh gỗ được thay bằng hợp kim, vừa nhẹ vừa bền mà công suất lại lớn hơn. Đến thăm các cối xay gió ở Hà Lan, tôi cứ thắc mắc: Xứ Việt Nam mình thừa nắng và gió nhưng lại luôn thiếu điện, sao không làm các cối xay gió để phục vụ đời sống và sản xuất? Nó cũng đơn giản như chiếc xe đạp chứ đâu khó làm như xe tăng, máy bay đâu.
Một trong những yếu tố để chiều cao người Hà Lan đứng đầu thế giới là bởi khí hậu, thổ nhưỡng, thực phẩm và cả xe đạp. Ngày xưa xe đạp gắn liền với những nước kém phát triển và sự lạc hậu. Còn hiện nay xe đạp trở thành trào lưu của các nước văn minh
|
|
3. Amsterdam dù thấp hơn mực nước biển nhưng vẫn là hải cảng sầm uất, là thành phố lớn nhất Hà Lan và là một trong những trung tâm phố cổ lớn nhất châu u. Điều lạ, Amsterdam là thủ đô nhưng các cơ quan hành chính đều ở Den Haag (còn gọi là La Haye) – nơi có Tòa án Quốc tế xét xử các tội phạm của nhân loại. Đến Amsterdam, tôi thích nhất là đi du thuyền trên các kênh rạch để khám phá thủ đô thấp hơn mực nước biển này. Làm cách nào họ xây dựng được cả một đất nước hùng mạnh trong điều kiện khó khăn về địa lý và thổ nhưỡng như vậy? Các dòng sông xanh đẹp vừa điều hòa khí hậu, vừa trang điểm cho Amsterdam thêm điệu đàng duyên dáng.
Nhưng ấn tượng khi đến xử sở của cối xay gió, của hoa tulip, của các loại guốc gỗ lại là những chiếc xe đạp. Không ở đâu nhiều xe đạp như Amsterdam. Gần như mỗi người dân có một chiếc xe đạp, xe đạp là phương tiện di chuyển chính ở đây. Từ đi dạo, đi chợ, đi làm – kể cả nhiều quan chức, đưa con đi học… Bởi đi đâu cũng dùng xe đạp nên chẳng mất công tập thể dục. Một trong những yếu tố để chiều cao người Hà Lan đứng đầu thế giới là bởi khí hậu, thổ nhưỡng, thực phẩm và cả xe đạp. Có xe đạp bình thường, xe đạp 3 bánh, xe đạp 4 bánh, xe đạp đôi – đạp ba, xe bánh lớn, bánh nhỏ… Thôi thì đủ kiểu cách tân, đủ màu sắc. Có xe chở em bé phía trước, xe chở phía sau, có xe chở bên hông… Bởi xe đạp nhiều nên có đường cho xe đạp riêng và được ưu tiên so với các loại cơ giới khác. Ngày xưa xe đạp gắn liền với những nước kém phát triển và sự lạc hậu. Còn hiện nay xe đạp trở thành trào lưu của các nước văn minh. Đi xe đạp để bảo vệ môi trường, để rèn luyện thân thể, đế chống stress… Tôi lại nhớ về Hà Nội thời bao cấp, đường phố lúc nào cũng tấp nập xe đạp – thanh bạch mà ấm áp nghĩa tình. Chính xe gắn máy – mà ban đầu thiên hạ gọi là “xe bình bịch” theo âm thanh tiếng nổ của máy xe – cứ tưởng là tiện nghi, hiện đại đã góp phần thay đổi tính cách dân Hà Nội, xóa dần những nét thanh lịch của người Tràng An?
Vì ai cũng đi xe đạp nên mọi người cởi mở và có thể quen biết chuyện trò với nhau dễ dàng hơn. Không khí ở Amsterdam cũng trong lành, bình an và thân thiện nhất thế giới. Tôi cứ muốn hòa mình vào dòng người đi xe đạp, rạng rỡ vui, lúng liếng cười chào để quên hết ồn ào, khói bụi ở quê mình. Nếu ở Sài Gòn và các phố thị Việt Nam mà ai cũng đi xe đạp nhỉ? Khi đó người Việt sẽ mạnh khỏe hơn, cao to hơn và đáng yêu hơn. Còn đất nước sẽ xinh đẹp và giàu có hơn.
Nguyễn Văn Mỹ
Bình luận (0)