Nhưng trong nhiều nguyên nhân tạo ra áp lực cho thí sinh thì áp lực từ phía gia đình chiếm khá lớn. Quan niệm phải đỗ đại học là tư duy bảo thủ của không ít gia đình VN. Với họ, con cái đỗ đại học đồng nghĩa rạng danh dòng họ, sẽ kiếm được việc làm và thu nhập cao...
Tuy nhiên, phụ huynh không nghĩ đỗ đại học nhưng chưa chắc con mình sẽ hoàn thành chương trình đại học, hoặc khi ra trường xin được việc hay thất nghiệp. Như vậy vấn đề đặt ra với phụ huynh là cần có cách nhìn thực tế, không nên vì con trượt đại học mà tạo áp lực cho con, như một số gợi ý sau của các chuyên gia tâm lý ở Trường ĐH Sĩ quan lục quân 2:
42% sợ áp lực gia đình Theo một kết quả nghiên cứu của một số giảng viên tâm lý học ở Trường ĐH Sĩ quan lục quân 2: 45% học sinh lớp 12 cho rằng nếu trượt đại học sẽ bị cha mẹ và những người thân ít quan tâm; 15% học sinh cho rằng không đỗ sẽ hổ thẹn với bạn bè, thầy cô, nhà trường; 10% học sinh cho rằng sẽ mất tự tin và không đủ nghị lực để có thể lựa chọn cho mình con đường khác... |
- Gần gũi con để chia sẻ, đồng cảm; cho con một không gian thư giãn thoải mái, bầu không khí gia đình đầm ấm vui vẻ, có thể cùng con đi du lịch.
- Vạch ra cho con những viễn cảnh tốt đẹp hơn, từng bước cùng con lập kế hoạch năm mới, có thể sẵn sàng cho một kỳ thi sắp tới, cũng có thể định hướng cho con một nghề phù hợp.
- Đặc biệt cha mẹ không bao giờ tỏ thái độ như khinh rẻ, mắng nhiếc, so sánh con với những học sinh khác...
Trượt đại học không phải chuyện lớn, cha mẹ và những người thân trong gia đình hãy cho các em một điểm tựa tinh thần vững chắc, vượt qua rào cản tâm lý tạm thời để bước vào con đường mới thật sự vững chắc hơn.
Theo Tuổi Trẻ
Bình luận (0)