“Khổ lắm, nói mãi”!
Mặc dù “căn bệnh” thất thoát, lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư công đã trở thành “mãn tính”, nhưng tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có một liều thuốc nào để điều trị dứt hẳn. Một điều đáng lo ngại, tổng mức đầu tư các dự án (DA) như trên thường chỉ tốn vài tỉ đến vài chục tỉ đồng nên trong ý nghĩ nhiều người nó chẳng “bõ bèn” gì so với “cục nợ” gần trăm nghìn tỉ đồng của một tập đoàn. Tuy nhiên, với tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí diễn ra trên khắp cả nước những năm qua, nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (NSNN) thất thoát đến nay không phải là ít. Theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tới 70% nguồn vốn bị thất thoát, lãng phí trong sử dụng NSNN.
Người dân được chủ động giám sát Theo Quyết định 80/2005/QĐ-TTg về quy chế Giám sát đầu tư cộng đồng, người dân được quyền tổ chức hội nghị của cộng đồng hoặc hội nghị đại biểu của cộng đồng để bầu Ban giám sát đầu tư của cộng đồng. Ban giám sát có quyền yêu cầu các chủ đầu tư cung cấp các thông tin phục vụ việc giám sát đầu tư. Kiến nghị các cấp có thẩm quyền đình chỉ thực hiện đầu tư, vận hành DA trong trường hợp DA có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, an ninh, văn hóa - xã hội, vệ sinh môi trường sinh sống của cộng đồng hoặc do chủ đầu tư không thực hiện công khai hóa về đầu tư theo quy định. |
Để xảy ra tình trạng trên, có rất nhiều nguyên nhân, nhưng theo TS Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng, nổi bật là do năng lực yếu kém của các chủ đầu tư, thiếu tầm nhìn trong quy hoạch. “Làm một cái chợ đâu phải chỉ nghĩ đến việc ai mua, ai bán mà phải xem người ta đi bằng gì đến chợ đó, có thuận tiện hay không”, ông nói. Ông Liêm cho biết, hiện tại trong xây dựng cơ bản, khâu thẩm định và phê duyệt DA, các nhà quản lý chỉ chăm chăm nhìn vào cái trước mắt, không nghĩ đến việc DA để hoàn thành phải như thế nào nên đã gây lãng phí lớn.
Nguyên nhân thứ hai, do các DA bị xé lẻ, và sự thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư, ông Liêm dẫn chứng: Làm một cái cầu phải có đường hai bên, nhưng cầu thì bộ làm, đường địa phương làm. Hai “anh” này không phối hợp với nhau, mỗi “anh” một DA, nên đến khi cầu làm xong, mãi mà vẫn chưa thấy đường đâu...
Theo ông Bùi Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ KH-ĐT, khi quyết định đầu tư DA, có thể nhiều người góp ý, nhưng đôi khi vì lợi ích riêng nên chủ đầu tư vẫn cứ quyết định làm. Ngoài ra, theo TS Liêm, nhiều địa phương do mắc bệnh thành tích, đến ngày kỷ niệm, ngày lễ phải hoàn thành DA cho bằng được, còn sử dụng hay không để tính sau.
Chủ đầu tư - UBND phải chịu trách nhiệm * Trong vai trò của mình, Vụ Đầu tư chỉ thực hiện việc giải ngân vốn theo phân bổ dự toán chi đầu tư NSNN hằng năm của Bộ KH-ĐT. Về trách nhiệm trong thẩm định, giám sát sử dụng vốn các DA này, Bộ Tài chính chỉ là một trong những bên liên quan, chỉ “phối hợp” với Bộ KH-ĐT, khi nào Bộ này lên tiếng mời cùng đi kiểm tra mới tham gia. (Ông Phạm Đình Hồng, Vụ trưởng Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính) * Các địa phương phải chịu trách nhiệm toàn diện đối với các DA mình triển khai. Theo Nghị định 113, đầu mối giám sát ở các tỉnh là Sở KH-ĐT, trách nhiệm phải là Sở và cao hơn là UBND tỉnh đối với các DA cấp tỉnh quản lý. Với các DA nhỏ hơn thuộc cấp huyện, cấp xã thì UBND các cấp này phải chịu trách nhiệm. (Ông Tăng Ngọc Tráng, Phó vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư, Bộ KH-ĐT). |
Ai làm sai người đó chịu?
Những DA bị bỏ hoang đã ngốn hàng nghìn tỉ đồng từ NSNN mỗi năm, và người ta đang đặt câu hỏi trách nhiệm này thuộc về ai? Theo ông Tăng Ngọc Tráng, Phó vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư (Bộ KH-ĐT), Nghị định 113/2009/NĐ-CP, cũng như Luật NSNN... đã phân cấp rõ ràng khi sử dụng NSNN, địa phương hoàn toàn chịu trách nhiệm với nguồn vốn đã được phân bổ.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng do quản lý, giám sát lỏng lẻo nên các chủ đầu tư khi triển khai DA mới thiếu trách nhiệm, làm ăn bừa bãi. Ông Nguyễn Đức Chung, Phó vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư, thẳng thắn cho biết Sở KH-ĐT làm cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm giám sát các công trình, nhưng khâu giám sát vẫn còn yếu do không theo một DA cụ thể, mà chỉ làm trên tổng thể. Trong khi đó, mặc dù ở dưới cấp xã hoàn toàn có thể thành lập Ban giám sát cộng đồng nhưng ban này hoạt động không hiệu quả, và nhiều nơi không thành lập.
Cũng theo TS Phạm Sỹ Liêm, chính sự phân công, phân cấp nhưng không quản lý, giám sát chặt đã dẫn tới tình trạng trên, nên nếu cấp dưới làm sai cấp dưới chịu, còn cấp trên coi như “vô tội” dẫn tới việc quản lý các DA thiếu trách nhiệm. Ngoài ra, trong quá trình phân cấp lại quên rằng liệu bên được phân cấp có đủ năng lực hay không.
Ý kiến đại biểu QH * Ông Vũ Quang Hải, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên (Ủy ban Pháp luật của QH): Hải u (ghi) |
Bạc Liêu chỉ đạo chấn chỉnh việc xây dựng chợ bỏ hoang Ngày 28.7, theo Văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu, qua nội dung Báo Thanh Niên phản ánh tình trạng “Xây chợ... bỏ hoang” gây lãng phí lớn, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo Sở Công thương chủ trì phối hợp với UBND các huyện, TX và các đơn vị có liên quan khảo sát tình hình đầu tư xây dựng, kinh doanh các chợ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là chợ Ngan Dừa (H.Hồng Dân); Châu Hưng A, Cầu Trâu (H.Vĩnh Lợi) mà Thanh Niên đã thông tin. Qua đó, đề xuất biện pháp khắc phục, tháo gỡ các khó khăn tồn tại và báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15.8. Trần Thanh Phong |
Anh Vũ
Bình luận (0)