- Trả lời: Bệnh dạ dày là một khái niệm rộng, bao gồm viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày… Y học cổ truyền gọi là vị quản thống. Căn cứ vào biến đổi tổ chức học của niêm mạc dạ dày có thể chia thành các loại: viêm dạ dày thể loét trợt, thể teo, thể phì đại. Theo vị trí của dạ dày có thể chia thành: viêm toàn bộ và viêm khu trú một vùng dạ dày. Trên lâm sàng có triệu chứng chủ yếu là vùng thượng vị nặng, trướng, đau, ợ hơi…
Nguyên nhân dẫn đến bệnh dạ dày thì có nhiều, chứ không phải chỉ do xoắn khuẩn HP (Helico bacter Pylori) gây ra, trong đó ăn uống có vai trò quan trọng. Vì vậy nếu nội soi và xét nghiệm có xoắn khuẩn HP (dương tính) mà chỉ diệt HP thôi, chưa đủ để khỏi hẳn bệnh dạ dày, mà phải thực hiện chế độ điều trị tổng hợp (giảm tiết a-xít ở dịch vị, chống viêm loét, tái tạo niêm mạc dạ dày, thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hợp lý).
Đông y có thể chữa được dứt điểm khi bạn dương tính với xoắn khuẩn HP. Trong các vị thuốc của y học cổ truyền (đông y) có nhiều vị thuốc có khả năng diệt xoắn khuẩn HP như quả sim, vỏ lực, vỏ măng cụt, lá sắn thuyền.
Chè dây còn được gọi là "thau rả" (theo dân tộc Tày), hay "khau rả" (theo dân tộc Nùng). Loại chè này vốn là một loại dây leo có vị ngọt, đắng, tính mát. Đồng bào dân tộc miền núi sử dụng chè dây như một vị thuốc dân gian chữa các bệnh liên quan tới dạ dày như ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị… Ngoài ra, chè dây còn có tác dụng an thần, chữa mất ngủ.
Kết quả phân tích thành phần của chè dây cho thấy, đây là một loại dược liệu giàu chất flavonoid và tannin, chứa hai loại đường glucase và rhamnese. Chất flavonoid trong chè dây có tác dụng chống viêm, làm giảm viêm niêm mạc dạ dày. Chè dây còn làm sạch xoắn khuẩn Helicobarter Pylori sống trong niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
Thường sau khi dùng chè dây, người bị bệnh dạ dày sẽ thấy giảm đau, thèm ăn, có cảm giác ngon miệng và dễ chịu, ngủ ngon hơn.
Bạn nên đến khám ở chuyên khoa tiêu hóa để được hướng dẫn và điều trị, không nên uống theo kinh nghiệm và sự mách bảo của người khác, vì xoắn khuẩn HP chỉ là một trong các nguyên nhân dẫn tới bệnh dạ dày như nói trên.
Lương y Vũ Quốc Trung
Bình luận (0)