Hiện tượng này thải ra 10 tỉ tấn plasma, khí đốt cực nóng, khỏi bề mặt mặt trời và khối khí này lao vào không gian và nhanh chóng tiếp cận Trái đất chỉ trong 3 ngày rưỡi. Báo Telegraph dẫn lời chuyên gia Leon Golub của Trung tâm Vật lý học thiên thể Harvard-Smithsonian cho hay đây là sự bùng nổ trực tiếp từ mặt trời đầu tiên trong khoảng thời gian gần đây.
Tuy nhiên, phún xuất gây nên sự bùng nổ trên bề mặt mặt trời lần này được các nhà thiên văn học liệt vào dạng C3. Các phún xuất khác, như dạng X hoặc M, tạo ra những cơn bùng nổ mạnh hơn nhiều, và có thể gây thiệt hại cho Trái đất. Phún xuất dạng C hiếm khi tác động mạnh đến Trái đất, ngoại trừ tạo ra màn trình diễn cực quang tuyệt đẹp như vào hôm qua tại Đan Mạch, Na Uy, Greenland, Đức, cũng như ở phía bắc nước Mỹ và Canada. Giới chuyên gia nhận định bão mặt trời lần này không gây nguy hại cho hoạt động viễn thông, và cư dân hành tinh xanh không cần lo ngại trừ phi họ sử dụng thiết bị kết nối vệ tinh.
Trong khi sự kiện bão mặt trời lần này có vẻ như không gây nguy hại cho Trái đất như dự báo, các chuyên gia của NASA cảnh báo hoạt động của mặt trời sẽ tăng lên một mức mới trong chu kỳ 11 năm, và sẽ sản sinh ra các cơn bão lớn hơn. Vào năm 1859, một vụ bùng nổ lớn đã xảy ra trên bề mặt mặt trời, làm cháy các đường dây điện báo xuyên suốt châu u và Mỹ, đánh sập toàn bộ hệ thống hàng hải toàn cầu cũng như mạng lưới viễn thông lúc đó. Gần đây, vào năm 1989, một cơn bão mặt trời nhỏ hơn đã đánh sập mạng lưới điện của Quebec, Canada trong suốt 9 giờ, gây thiệt hại hàng trăm triệu USD.
Hồi tháng 6, NASA cảnh báo Trái đất có thể sẽ phải hứng chịu luồng năng lượng từ không tiền khoáng hậu sau khi mặt trời “thức dậy” sau giấc ngủ đông dài, vào năm 2013.
Trong khi đó, báo Global Times dẫn lời chuyên gia dự đoán cơn bão mặt trời mới nhất đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn hoạt động cao hơn của mặt trời.
Thụy Miên
Bình luận (0)