* Thưa ông, đề xuất tăng viện phí vừa rồi của Bộ Y tế đang dấy lên nhiều lo ngại trong dư luận xã hội. Theo ông, đề xuất này đã hợp lý hay chưa?
- Việc tăng viện phí là thẩm quyền của Chính phủ. Tăng viện phí lần này theo tôi là muộn, bởi quy định khung viện phí của ta giữ nguyên từ năm 1995 đến giờ là quá lạc hậu. Vì vậy tôi thấy tăng viện phí lần này là phù hợp.
* Điều khiến dư luận lo lắng là với mức tăng quá cao ở các dịch vụ phổ biến như hiện nay, người dân sẽ khó có khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản nhất, chưa nói đến các dịch vụ kỹ thuật cao?
|
* Ông cho rằng cần thiết điều chỉnh tăng viện phí nhưng mức tăng cao như đề xuất của Bộ Y tế thì có nên xem xét lại?
- Đúng là mức tăng nên vừa phải, không nên điều chỉnh lớn quá, gây “sốc”. Đây mới là dự thảo Bộ Y tế đề xuất, Chính phủ còn phải tiếp thu ý kiến dư luận để có quyết định hợp lý cuối cùng. Khi chúng tôi đi thực tế, thấy có những dịch vụ mà các BV tư thu còn thấp hơn cả BV nhà nước vì người ta quản lý tốt, không bị hao hụt, không phải chia năm xẻ bảy, mà vẫn có lợi nhuận. Theo tôi, một số dịch vụ không nên tăng cao quá, ví như một số dịch vụ kỹ thuật cao, nội soi..., phải để mức giá vừa phải cho người dân tiếp cận. Thứ nữa là viện phí tăng vừa phải để quỹ BHYT không vỡ.
Viện phí tăng ảnh hưởng nhiều nhất đến nhóm cận nghèo "Hiện Nhà nước bỏ khoảng hơn 5.300 tỉ đồng/năm mua BHYT cho người có công với cách mạng, người nghèo, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc, trẻ em dưới 6 tuổi... với mệnh giá 379.000 đồng/thẻ. Như vậy, dù viện phí tăng bao nhiêu thì những ai có thẻ BHYT đều được quỹ BHYT chi trả một phần. Đối tượng ảnh hưởng nhiều nhất từ tăng viện phí là nhóm cận nghèo với khoảng 10 - 15 triệu người (khi ốm mới mua BHYT) và nhóm trung lưu, khá giả. Hiện nhóm cận nghèo đã được Nhà nước bỏ ra 700 tỉ đồng/năm để hỗ trợ 50% mệnh giá thẻ BHYT" - ông Nguyễn Văn Tiên |
- Nâng chất lượng khám chữa bệnh phải kèm theo rất nhiều điều kiện. Thứ nhất là y đức, rồi phải tăng ngân sách nhà nước đầu tư cho y tế. Việc cấp bách là phải làm thế nào để giảm tải ở tuyến BV T.Ư. Tăng viện phí phải đi kèm với tăng chất lượng bằng nhiều cách, trước hết nên sớm thực hiện quyết định của Thủ tướng về đưa các BV T.Ư ra khu ngoại thành gần các trục giao thông thuận tiện. Có đất đai rộng rãi thì BV mới thực sự là nơi khám chữa bệnh, phục hồi sức khỏe. Để làm sớm việc này, không ai khác là Bộ Y tế phải mạnh dạn đề xuất việc di dời. Nếu không thì không bao giờ giải quyết được quá tải. Có tăng viện phí lên nữa thì vẫn vậy.
Nên học tập kinh nghiệm Đà Nẵng: di dời một loạt BV ra ngoại thành, xây mới ở ngoại thành rộng rãi, tiện nghi hơn bằng nguồn tiền bán hạ tầng nơi cũ. TP.HCM cũng đã và đang làm.
Điều quan trọng nhất là tăng viện phí phải đi kèm giáo dục y đức, tăng cường thanh kiểm tra, kỷ luật, chứ tăng viện phí mà tiền phong bì vẫn tăng, chất lượng khám chữa bệnh không cải thiện thì không ổn. Ngành y tế cần phối hợp với ngành công an để chỉ ra một số con sâu làm rầu nồi canh nhằm xử lý làm gương.
* Xin cảm ơn ông!
Nguyệt Minh
(thực hiện)
Bình luận (0)