“Phép dưỡng thai từng tháng” trong Đông y đã đề xuất “Có mang một tháng, ăn uống tinh chín; có mang 4 tháng, điều tiết ăn uống; có mang 5 tháng không được để đói, để no quá; có mang 6 tháng, điều chỉnh ngũ vị, ăn ngọt đủ dinh dưỡng, không no quá; có mang 7 tháng, không ăn lạnh; có mang 8 tháng không ăn chất khô...”.
Ăn uống quá độ, tỳ vị sẽ tổn thương. Vì vậy, trên cơ sở coi trọng dinh dưỡng phải ăn uống điều độ, không đói quá hoặc no quá, chức năng vận hóa của tỳ vị sẽ không bình thường, khí huyết tạo ra không đủ, không thể đáp ứng nhu cầu của thai nhi, gây trở ngại cho thai nhi phát triển, thậm chí còn bị đẻ non.
Trong thời kỳ mang thai, bên cạnh yếu tố dinh dưỡng, cần chú ý đến màu sắc, mùi vị, và thời gian mang thai để điều chỉnh các chủng loại thức ăn. Theo Đông y, tỳ là gốc của hậu thiên, hoạt động sống của con người, sự sinh thành và vận hóa của khí huyết, tân dịch đều dựa vào sự tiêu hóa, hấp thụ, vận chuyển phân bố bình thường của tỳ trong ăn uống. Nếu chăm sóc ăn uống không tốt trong thời kỳ có thai sẽ làm tổn thương tỳ vị, làm cho chức năng chuyển vận tiêu hóa không bình thường, nguồn tạo ra khí huyết không đủ, không đủ sức nuôi thai sẽ dễ bị đẻ non và bào thai phát triển kém. Để đảm bảo chức năng vận hóa bình thường của tỳ vị, phải coi trọng dinh dưỡng, chọn thức ăn dễ tiêu hóa, thanh đạm hợp khẩu vị, ăn uống phải có chừng.
Cá là chất dinh dưỡng cần thiết trong thời kỳ mang thai - Ảnh: shutterstock |
Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai cần cẩn thận trong sinh hoạt hằng ngày, giữ tinh thần ổn định vui vẻ, tránh đừng để bị tổn thương như kinh hãi, ưu tư, phẫn nộ, quá vui, quá buồn... để tránh ảnh hưởng đến sự lưu thông khí huyết dẫn đến thai nhi kém phát triển và làm phát sinh bệnh của thai.
Hoài Vũ
Bình luận (0)