Cả Mỹ lẫn EU đều hành động trên cơ sở bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cải cách thị trường tài chính là biểu hiện của lo xa, là biện pháp phòng ngừa và cơ chế ứng phó mỗi khi khủng hoảng xảy ra. Chuyện này khó khăn với EU hơn nhiều so với Mỹ vì liên quan đến 27 thành viên, động chạm những lợi ích và nhóm lợi ích riêng khác nhau. Vì thế, nó mới được EU coi là “dấu mốc quan trọng” với tác động đột phá.
Cũng đúng thôi vì trên nguyên tắc cuộc cải cách này là sự chuyển giao một phần chủ quyền quốc gia cho những thiết chế chung mới được thành lập là Cơ quan kiểm soát ngân hàng châu u (đóng tại London, Anh), Cơ quan kiểm soát chứng khoán và thị trường châu u (đóng tại Frankfurt, Đức) và Cơ quan kiểm soát ngành bảo hiểm châu u (đóng tại Paris, Pháp). EU còn thành lập Hội đồng theo dõi rủi ro tài chính đặt cạnh Ngân hàng Trung ương châu u. Những cơ quan này có quyền hạn rộng rãi, kể cả quyền chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp các cơ sở tín dụng và tổ chức tài chính ở các thành viên của EU.
Nỗi ám ảnh và lo sợ về khủng hoảng tài chính phải sâu đậm như thế nào thì các thành viên EU mới chấp nhận chuyển giao bớt chủ quyền quốc gia và có thêm những cơ chế kiểm soát và chỉ đạo trực tiếp. Càng lo xa và lo sớm thì càng đỡ phải trả giá cho hậu họa.
Thảo Nguyên
Bình luận (0)