Nghe gốm "kể chuyện"

11/09/2010 20:58 GMT+7

(TNO) Con đường gốm sứ ven sông Hồng dài gần 4.000m, diện tích khoảng 7.000m2 - công trình chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đang trong giai đoạn hoàn tất.

Với người dân Hà Nội nói riêng và người dân cả nước nói chung, niềm vui càng trọn vẹn, khi ngày 8.9 vừa qua, Con đường gốm sứ chính thức được xác lập kỷ lục Guinness dành cho bức tranh gốm dài nhất thế giới.

Lịch sử giữ nước được tái hiện qua hình ảnh Đinh Bộ Lĩnh phất cờ lau dẹp loạn 12 sứ quân; hình ảnh vua tôi nhà Trần họp hội nghị Diên Hồng bàn mưu chống giặc Nguyên - Mông; hình ảnh bộ đội kéo pháo lên đồi; lá cờ độc lập tung bay trên nóc hầm của tướng Đờ-cát trong chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954… bằng gốm.

Văn hóa Việt Nam, với hình ảnh các danh lam thắng cảnh trải dài từ bắc chí nam, từ Thăng Long nghìn năm với Văn Miếu Môn, chùa Một Cột, cột cờ Hà Nội, cầu Long Biên đến cầu Tràng Tiền, chùa Thiên Mụ của xứ Huế mộng mơ, chợ Bến Thành của thành phố mang tên Bác.

Những thông điệp về hòa bình, những hình ảnh trong công cuộc xây dựng Tổ quốc trong thời bình, hình ảnh làng quê Việt Nam, những đặc trưng văn hóa vùng miền cũng được tái hiện trên Con đường gốm sứ.

Dưới đây là một vài hình ảnh về Con đường gốm sứ ven sông Hồng, qua ống kính của PV Thanh Niên Online: 


Con đường gốm sứ ven sông Hồng - công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội, niềm tự hào của người dân thủ đô vừa được công nhận kỷ lục
Guinness bức tranh gốm dài nhất thế giới


Lịch sử ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc được tái hiện qua những bức tranh được ghép từ các mảnh gốm, từ thời trống đồng Đông Sơn với hình chim lạc đang sải cánh bay…


Đinh Bộ Lĩnh - cậu bé chăn trâu, tập trận cờ lau sau dẹp loạn 12 sứ, lên ngôi vua lập triều Đinh đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình)


Đoạn tranh gốm kể lại lịch sử 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của quân dân thời Trần bắt đầu bằng hình ảnh hội nghị Diên Hồng tại bến Bình Than


Tích truyện về vị tướng tài ba Phạm Ngũ Lão - vì mải suy nghĩ mà để giáo đâm phải đùi cũng được tái hiện qua tranh gốm


“Sát Thát” - dòng chữ thích trên cánh tay binh lính thời Trần, biểu hiện tinh thần yêu nước, căm thù giặc


Bộ đội kéo pháo lên trận địa Điện Biên Phủ trong kháng chiến chống Pháp


Cờ độc lập tung bay trên nóc hầm của tướng Đờ-cát ngày giải phóng Điện Biên, chiều 7.5.1954


Chùa Một Cột


Cầu Long Biên - cây cầu lịch sử


Cột cờ Hà Nội


Vịnh Hạ Long - di sản văn hóa thiên nhiên được UNESCO công nhận


Chợ Bến Thành - biểu tượng của thành phố mang tên Bác


Hoa sen - hình ảnh đẹp trong tiềm thức người Việt


Con đường gốm sứ cũng tái hiện những hoạt động thường nhật trong cuộc sống, như hình ảnh phố cổ Hà Nội với nét trầm mặc


Con đường gốm sứ - con đường tự hào của người dân thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung luôn là hậu cảnh lý tưởng để chụp hình, khi đại lễ nghìn năm đang đến

Trần Đan - Lê Quân
(thực hiện)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.