Nếu không được ghép thận thì bệnh nhân phải đến bệnh viện để được chạy thận nhân tạo, thường là 3 lần/tuần và mỗi lần mất chừng 3-5 giờ, máu sẽ được bơm ra một mạch điện bên ngoài để lọc. Đối với việc chạy thận nhân tạo tại các bệnh viện như hiện nay, không chỉ phải lên lịch khá nhiêu khê, mà nó cũng chỉ thay được cho chức năng thận bình thường chỉ 13% và chỉ có 35% bệnh nhân sống sót trong vòng 5 năm mà thôi.
Để tránh phiền phức cho bệnh nhân, các nhà nghiên cứu đã và đang phát triển một loại thận nhân tạo có thể cấy ghép cho người bệnh. Thiết bị bao gồm hàng ngàn bộ lọc rất nhỏ, thực hiện những phản ứng sinh học giả lập theo cách một quả thận thực hiện. Nhóm nghiên cứu gồm các nhà sinh học, kỹ sư và nhiều bác sĩ do tiến sĩ Shuvo Roy lãnh đạo đang nỗ lực để tạo ra nguyên mẫu của thận nhân tạo cấy ghép này. Họ ứng dụng kỹ nghệ chế tạo silicon trong việc tạo ra các tế bào thận nhân tạo, thu nhỏ toàn bộ kích cỡ của chúng còn bằng một tách cà phê rồi cấy ghép vào người bệnh. Điều quan trọng khác là không cần dùng thuốc chống thải ghép như khi ghép thận thứ thiệt, nhờ vậy người bệnh sẽ thuận tiện hơn trong cuộc sống thường nhật.
Nhóm nghiên cứu đã đạt đến mô hình khả thi để cấy ghép vào cơ thể động vật, họ hy vọng rằng những thử nghiệm trên người có thể được tiến hành trong vòng 5-7 năm tới. Thiết bị thận nhân tạo cấy ghép gồm những tế bào hình ống rất nhỏ, nhờ huyết áp của cơ thể để tiến hành lọc chất độc khỏi máu mà không cần cung cấp điện năng. (Theo Gizmag)
Tạ Xuân Quan
Bình luận (0)