Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho rằng dâu tây có khả năng ngăn chặn sự tạo thành các nitrosamine gây ung thư, chống ôxy hóa và có chứa nhiều polyplenol chống ung thư. Ở châu u, quả dâu tây thường được dùng làm thức ăn lợi tiểu, hạ nhiệt và phụ trợ trong việc điều trị lao, tê thấp, thống phong, cao huyết áp.
Để sử dụng dâu tây bồi bổ sức khỏe, xin giới thiệu một số cách chế biến như sau:
- Nước ép dâu tây: Dâu tây tươi 100 g, 1 muỗng cà phê xi rô, 1 muỗng cà phê nước cốt chanh. Nước sôi để nguội 1/2 ly và một ít muối. Cho dâu vào máy ép để lấy nước cốt hòa với nước, xi rô, nước cốt chanh, muối rồi khuấy đều. Cho ra ly, trang trí bằng một trái dâu tươi.
- Sinh tố dâu tây: 100 g dâu tươi xắt nhỏ, 1 muỗng cà phê xi rô và 1 muỗng cà phê nước cốt chanh cùng 1/2 ly nước sôi để nguội. Cho hỗn hợp trên vào máy xay nhuyễn, đổ ra ly và trang trí bằng một trái dâu tươi.
- Nước dâu tây, đường phèn: Xay nhuyễn 100 g dâu tươi, trộn thêm 100 ml nước chín để nguội rồi lọc lấy nước cho thêm vào 30 g đường phèn giã nhuyễn.
- Nước nấu dâu tây, bưởi: Lấy 200 g dâu tươi cùng bưởi tươi 100 g, đường trắng 100 g và nửa lít nước. Các thứ cho vào nồi nấu với lửa mạnh khoảng 3 phút (kể từ lúc sôi). Dùng uống khi để nguội.
- Nước chuối, dâu tây, cam vắt: Chuối chín 1 trái, dâu tây 100 g, nước cam vắt 50 ml. Xay uống lúc khát nước.
Có khả năng ngăn ngừa ung thư
Các nghiên cứu gần đây đều đã khẳng định trong quả dâu tây có chứa axít malic và citric, các vitamin A, B1, B2, C và các nguyên tố vi lượng (Fe, Ca, P, K, Mg, Mn). Đặc biệt, dâu tây có chứa axít ellagic là một chất thiên nhiên đang được thử nghiệm để ngăn ngừa ung thư. Axít ellagic không bị phân hủy dưới tác dụng của nhiệt nên dùng sống hay chín đều có công hiệu. Ngoài ra, chất pectin có trong dâu tây sẽ giúp giảm lượng cholesterol máu, giảm lượng calo do cơ thể hấp thu nên phòng chống được béo phì.
Theo Người Lao Động
Bình luận (0)