Hầu hết các vụ đều có cả bạn nam đứng xem nhưng không can thiệp và thường là người trực tiếp quay bằng điện thoại di động.
|
Giải quyết bằng bạo lực
Nguyên nhân đánh nhau của cả ba đoạn clip đều xuất phát từ những mâu thuẫn cá nhân như chuyện tình cảm, hiểu lầm qua lời nói.
Gần đây nhất là đoạn clip đánh nhau của nhóm nữ sinh Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đưa lên mạng vào chiều tối 23-10. Những tiếng cổ vũ “cởi áo đi, cởi áo đi” và giục nhau ghi lại những hình ảnh đó: “Máy quay đâu, quay đi!”. Nạn nhân của vụ đánh nhau là Nguyễn Thị H.N. (học lớp 11 THPT Lương Thế Vinh, thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh).
Theo điều tra ban đầu, Nguyễn Hải Y. (19 tuổi, ngụ phường Cẩm Sơn, thị xã Cẩm Phả) được xem như “cầm đầu” năm nữ sinh khác hành hung H.N.. Lý do đánh nhau là vì cả hai đang cùng “qua lại” với một nam thanh niên ở cùng thị xã. Nạn nhân bị đấm, tát và bị xé toạc áo, bị cắt tóc... (đoạn tiếp của câu chuyện này diễn ra vài ngày sau đó: nạn nhân tổ chức một cuộc phục thù, bắt Nguyễn Hải Y. quỳ, xin lỗi và cắt tóc Y.).
Khởi tố vụ án nữ sinh bị đánh hội đồng Ông Nguyễn Quốc Tiến, trưởng Công an thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh), cho biết đã khởi tố vụ án làm nhục người khác đối với Nguyễn Hải Yến và những người liên quan vì đã hành hung, lột áo nữ sinh Nguyễn Thị Hoàng Nhâm (lớp 11 Trường Lương Thế Vinh, thị xã Cẩm Phả). Clip đánh nhau này sau đó được tung lên mạng. Ông Tiến cho Tuổi Trẻ biết “sẽ giải quyết sự việc đến cùng”. M.Quang |
Đáng lên án hơn cả là sự việc học sinh Nguyễn Thị Hương T. (lớp 12B Trường THPT dân lập Hữu Nghị, TP Vinh, Nghệ An) đoạt được một HCV, hai HCB giải quốc gia và giải trẻ quốc gia về karatedo cũng tham gia đánh bạn dã man vào giữa tháng 9 vừa rồi. Vụ đánh đập chỉ dừng lại khi có một số người đi đường can ngăn.
Phải ngăn chặn
Gõ từ khóa “nữ sinh đánh nhau” trên YouTube, có thể tìm thấy nhiều đoạn clip nữ sinh đánh nhau mà mức độ tàn nhẫn của những người quá trẻ khiến ai cũng rợn người!
Trước kia, khi các đoạn clip bạo lực được phát tán trên mạng, hầu hết bạn trẻ đều tỏ ra phẫn nộ và lên án hành động này. Tuy nhiên, thời gian gần đây nhiều bạn trẻ đã tỏ ra lo lắng và căng thẳng. Sinh viên Cổ Tuyết Mai (ĐH Tôn Đức Thắng TP.HCM) bày tỏ: “Nếu lỡ mình là nạn nhân của một vụ như vậy thì không biết sẽ ra sao. Không thể nói trước gì khi bạo lực học đường tràn ngập như thế này...”.
Nữ sinh Trần Bửu Lâm (học sinh Trường THPT Hùng Vương, Q.5, TP.HCM) chia sẻ: “Mình chỉ nghĩ đã đến lúc tất cả mọi người cùng bắt tay vào việc chống bạo lực học đường, chứ không thể chỉ là những lời nói suông”. Còn sinh viên Lý Trọng Tiến (ĐH Ngoại thương cơ sở 2 tại TP.HCM) bày tỏ: “Nếu ngày trước thấy một đoạn clip bạo lực người trẻ chỉ biết bình luận, lên án thì nay với những clip đó chúng tôi chỉ mong đừng xuất hiện nữa và phải nghĩ cách để ngăn chặn”.
Đừng để áo trắng đổi màu
Những lúc tôi nói chuyện về bạo lực học đường ở các trường trung học, khi đặt câu hỏi “Em sẽ làm gì khi thấy bạn mình đánh nhau?”, các em đã giơ tay chọn phương án trả lời như sau: a. Mặc kệ hoặc ngồi xem: 25% Tuy con số chỉ mang tính học trò trả lời vui nhưng kết quả đó lại cho thấy đối với học sinh, chủ nghĩa makeno (mặc kệ nó) hay nhiệt tình cổ vũ khi bạn mình đánh nhau cũng chỉ là chuyện “bình thường thôi”. Hiện tượng bạo lực học đường đang “nóng” lên gần đây cho thấy một thực trạng rõ ràng: học sinh đang thiếu sự giáo dục về kỹ năng tháo gỡ mâu thuẫn và văn hóa trong ứng xử. Làm sao để nói đến học trò là phải nghĩ ngay đến những cô bé cậu bé hồn nhiên trong tấm áo trắng tinh khôi, chứ không phải nghĩ đến giang hồ áo trắng. Thiết nghĩ đã đến lúc tất cả mọi người phải có những hành động cụ thể, đừng để mặc chiếc áo trắng tinh khôi kia đang dần bị đổi màu. Giảng viên, ThS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu |
Theo Tuổi Trẻ
Bình luận (0)