Dù Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT) có danh sách công khai chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài được cấp phép nhưng trên thực tế, hàng chục chương trình không có tên trong danh sách vẫn ngang nhiên hoạt động.
Vừa qua, đoàn thanh tra của Bộ GD-ĐT đã tiến hành kiểm tra các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài. Kết quả đã phát hiện ra hàng chục chương trình đào tạo ở một số trường ĐH chưa hề được cấp phép của các cơ quan quản lý.
Những chương trình không có trích dẫn giấy phép trên website của họ là những chương trình chưa được cấp phép
|
|
Ông NGUYỄN XUN VANG Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài Bộ GD-ĐT |
Một trong những cơ sở đào tạo đó có trường ĐH Công nghiệp TP.HCM. Tại trường này, đoàn thanh tra đã phát hiện có rất nhiều chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, công khai tuyển sinh và đào tạo nhiều năm liền nhưng chưa hề được cấp phép của Bộ GD-ĐT.
Vào thời điểm mà đoàn thanh tra có mặt, trường vẫn đang tuyển sinh các chương trình như: liên kết với Học viện TAFE (Technical and Further Education), SA (bang Nam Úc) với 3 chuyên ngành quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, tài chính-ngân hàng; hợp tác với Học viện SIAST (Canada); hợp tác với ĐH Meiho (Đài Loan)… Các chương trình này đều được giới thiệu là đào tạo trong thời gian 3 năm với năm đầu chủ yếu học tiếng Anh. Học phí đều ở mức 600 USD/học kỳ.
Đáng lưu ý là ở hầu hết các chương trình liên kết này trường đều có chung một thông tin hấp dẫn đó là: Tốt nghiệp được cấp bằng cao đẳng quốc tế với cơ hội làm việc cho các công ty nước ngoài ở trong và ngoài nước. Đặc biệt, là cơ hội học liên thông lấy bằng đại học chính quy của ĐH Công nghiệp TP.HCM chỉ trong thời gian 1,5 năm.
Quy định cấp văn bằng Các chương trình này không bao gồm chương trình của 2 ĐH Quốc gia và ĐH vùng cấp phép cho các đơn vị thành viên. Thông tin chi tiết tại địa chỉ: http://vied.vn/vn/content-projects/lien-ket-dao-tao/danh-muc-cac-chuong-trinh-lien-ket-dao-tao-da-duoc-bo-gddt-phe-duyet/950/3330.aspx |
Bất chấp quy định
Theo Cục Đào tạo với nước ngoài, những chương trình liên kết của trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đến nay hầu hết chưa được cấp phép của cơ quan quản lý nhà nước. Ông Nguyễn Xuân Vang, Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài, cho biết: “Những chương trình không có trích dẫn giấy phép trên website của họ là những chương trình chưa được cấp phép. Trong danh sách của Cục đăng tải trên website thì không có tên các chương trình liên kết của ĐH Công nghiệp TP.HCM”. Đặc biệt, ông Vang còn cho biết, sau rất nhiều lần Bộ GD-ĐT yêu cầu báo cáo về tình hình liên kết nhưng trường này vẫn không gửi báo cáo về Bộ theo đúng quy định.
Không chỉ có vậy, theo tìm hiểu của chúng tôi thì một số chương trình liên kết đào tạo của ĐH Công nghiệp TP.HCM là cấp bằng cao đẳng nghề. Tại Úc, với bằng này, SV có thể được học lên một vài ĐH do trường này liên kết. Khi đào tạo ở VN, trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã cho phép SV chỉ cần có bằng này là được học liên thông để cấp bằng chính quy của trường trong thời gian chỉ 1,5 năm. Điều đáng nói là cho đến nay, các cơ quan quản lý của VN cũng chưa có quy định cho phép việc liên thông từ các trường nghề của nước ngoài với các trường ĐH của Việt Nam. Thậm chí đến cuối tháng 10 năm nay, hệ thống đào tạo nghề ở VN mới được phép liên thông lên ĐH.
Hiện nay, theo quy định, Cục Đào tạo với nước ngoài sẽ không công nhận bằng cấp của những chương trình đào tạo trái phép. Việc trường ĐH công nghiệp TP.HCM liên kết với các trường nước ngoài nhưng không có giấy phép hoạt động là những chương trình bất hợp pháp. Do đó bằng cấp của những chương trình này sẽ không được công nhận.
Lãnh đạo nhà trường từ chối trả lời Đăng Nguyên |
Vũ Thơ
Bình luận (0)