Không trả nợ Vinashin bằng ngân sách
ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) cho biết trong văn bản trả lời, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho rằng con số nợ 100.000 tỉ đồng của Vinashin là không chính xác. Nhưng theo ông Thuyết, số nợ này lấy từ báo cáo Chính phủ. Số liệu của kiểm toán KPMG tính toán chưa đầy đủ thì Vinashin đã nợ 96.000 tỉ”.
Bộ Chính trị đã đề nghị kiểm điểm Trách nhiệm nghiêm túc từ người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng đến các Phó thủ tướng, những lãnh đạo tập đoàn. Ủy ban Kiểm tra T.Ư đang kiểm điểm một cách nghiêm túc, sẽ công khai trước công luận
|
|
Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng |
“Số nợ 86.565 tỉ có lớn lên theo thời gian không, có phải trả lãi không. Nếu vay lãi 16%/năm nợ gốc cộng lãi phải là 100.415 tỉ đồng, nếu lãi 19%/năm nợ gốc cộng lãi là 103.012 tỉ đồng, mỗi ngày mở mắt phải trả 30 tỉ tiền lãi cho số nợ của Vinashin. Nếu Chính phủ khoanh nợ không phải trả lãi, ai phải chịu? Nhà nước chịu, nhân dân chịu. Có đàm phán được với các đối tác nước ngoài để họ có khoanh nợ cho mình không, xin Bộ trưởng cho biết?”, ông Thuyết đặt câu hỏi.
Cũng theo ông Thuyết, báo cáo Chính phủ từng cho biết một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng của Vinashin là do báo cáo không chân thực với Chính phủ. Do vậy, cần, phải có báo cáo kiểm toán của tập đoàn này.
ĐB Nguyễn Minh Thuyết - ảnh: Ngọc Thắng |
“Nhà nước bằng cơ chế, đúng pháp luật hỗ trợ Vinashin các điều kiện tiếp cận vốn duy trì sản xuất, lành mạnh dần tài chính của Vinashin qua tái cơ cấu. Vinashin phải bằng hoạt động kinh doanh trả nợ, Nhà nước không dùng ngân sách để trả nợ cho Vinashin”, ông Dũng khẳng định.
Mất 3-4 năm để vực dậy
Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng - ảnh: Ngọc Thắng |
Trước hàng loạt chất vấn của ĐBQH, với cương vị Trưởng ban Tái cơ cấu Vinashin, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã đăng đàn để giải thích rõ hơn về tiến trình tái cơ cấu Vinashin, thời gian bao lâu và làm thế nào để tập đoàn này trả nợ. Theo Phó thủ tướng, sản xuất kinh doanh Vinashin đang bắt đầu phục hồi 130 con tàu vẫn giữ được hợp đồng, 28 nhà máy đóng tàu đã hoạt động trở lại… Năm nay đóng được 66 tàu (kế hoạch chỉ đạo là 57 tàu), sẽ có giá trị doanh thu gần 600 triệu USD, cộng doanh thu ngành công nghiệp phụ trợ, doanh thu cả năm của Vinashin khoảng 14.000 tỉ đồng.
“Sản xuất kinh doanh phục hồi, tàu đóng được, bán được có tiền trả nợ, nợ dài hạn, ngắn hạn. Còn khoảng 20% tổng tài sản là 216 doanh nghiệp sẽ phải tái cơ cấu bằng nhiều biện pháp, hoặc cổ phần hóa, bán nợ, cho thuê…, nhưng không vội vàng làm một lúc, bán tống tháo, mà từng bước tái cơ cấu. Tôi tin có khoản mất, nhưng chung lại sẽ có lời”, Phó thủ tướng khẳng định.
Cũng theo Phó thủ tướng, khoản nợ Vinashin gánh, nếu thị trường vận tải phục hồi nhanh, giá vận tải biển, đóng tàu tăng lên, nếu tiếp tục đội ngũ quản trị kinh doanh của tập đoàn tốt, làm ăn có hiệu quả, trước mắt năm nay Vinashin sẽ tiếp tục lỗ, nhưng sang năm 2011 sẽ lỗ ít hơn, năm 2012 có thể đứng vững giảm lỗ được, và từ năm 2013-2014 có thể có lãi.
Về khoản 750 triệu USD Chính phủ vay cho Vinashin vay lại, riêng về lãi, tính đến nay Vinashin có 9 kỳ trả lãi, Vinashin đã trả lãi đầy đủ. Về nợ gốc, năm 2016 phải trả nợ gốc, sẽ tiếp tục theo dõi giám sát để có nguồn trả nợ
|
|
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh |
Việc điều tra, xử lý vi phạm liên quan đến Vinashin đã và đang được tiến hành, những người cố ý làm trái, vi phạm sẽ phải xử lý theo quy định pháp luật.
“Tái cơ cấu Vinashin phải qua ba bước: củng cố, ổn định mới đến phát triển được, phải mất 4, 5 năm, không đơn giản chút nào. Chúng tôi không chủ quan, thiên thời tốt là thị trường thế giới phục hồi, địa lợi tốt vì chúng ta có biển, nhân hòa là QH, nhân dân ủng hộ chúng ta sẽ thành công”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Bộ trưởng KHĐT Võ Hồng Phúc Bộ KHĐT đã làm tròn nhiệm vụ trong vấn đề Vinashin, chúng tôi không có trách nhiệm gì mà phải chịu trách nhiệm. Chúng ta làm thí điểm tập đoàn, luật về hoạt động của tập đoàn nhà nước cũng ở giai đoạn làm thí điểm. Chúng tôi chấp hành luật, về xây dựng luật có sai, cơ quan chỉnh sai là Chính phủ, cơ quan thẩm định luật sai, mỗi ĐBQH bấm nút về luật sai cũng phải chịu trách nhiệm. Khi luật ban hành, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Huy Ngọ bấy giờ nói với tôi “bọn mình như đười ươi giữ ống”, Bộ quản lý ngành, luật thông qua nhưng sơ hở nhiều quá, quyền ở chủ tịch HĐQT tập đoàn được quyết định hết. ĐB Nguyễn Văn Thuận (Quảng Nam) Trả lời như Bộ trưởng Võ Hồng Phúc là không được. Nói như vậy là QH chịu trách nhiệm cả; bản thân Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp là Bộ KH-ĐT phải trình ra Chính phủ và QH sửa Luật Doanh nghiệp, một nghị quyết về hoạt động của tập đoàn. Bộ trưởng nói phát hiện được nhưng vướng luật, tại luật. Năm ngoái sửa luật, dùng quy tắc “một luật sửa nhiều luật”, trong đó có luật DNNN, Bộ biết chuyện sao không trình QH để xử lý. |
Bài toán khó về tài chính, tiền tệ Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc kiềm chế lạm phát, quản lý vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là vấn đề nổi bật trong phiên chất vấn Bộ trưởng Vũ Văn Ninh sáng qua 23.11. Tăng cường quản lý giá, chống nạn chuyển giá
Liên quan đến vấn đề giá cả, kiểm soát lạm phát, ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) băn khoăn việc Bộ Tài chính có giải thích nguyên nhân do giá cả thế giới tăng nhưng nhiều nước hội nhập sâu rộng vẫn giữ được CPI thấp như Indonesia dự kiến dưới 5%, Philippines dự kiến cả năm 5,1%... Bộ trưởng Ninh giải thích tăng giá do nhiều nguyên nhân, trong có nguyên nhân từ mức độ hội nhập lớn, nền kinh tế phải nhập 75% nguyên liệu, nhiên liệu dẫn tới nhập siêu cao nên giá thế giới tăng thì giá trong nước tăng. Ngoài ra, trong nước có chịu thiên tai, dịch bệnh, nhu cầu sức mua cũng tăng, thị trường tiền tệ, lãi suất tỷ giá. Bên cạnh đó, sản xuất trong nước năng suất thấp, chất lượng chưa cao, chi phí chưa cạnh tranh cũng tác động tới yếu tố giá. Thậm chí, ngay bản thân VN còn một số mặt hàng chưa theo giá thị trường, nên phải có lộ trình điều chỉnh theo giá thị trường. Như điện, than bán cho điện (76% đến 80% giá thành), than bán cho giấy, phân bón và xi măng (80% giá bán thị trường), khi điều chỉnh sẽ có tác động khiến giá cả tăng.
Trả lời câu hỏi của ĐB Vi Trọng Lễ (Phú Thọ) xung quanh việc lập quỹ bình ổn giá xăng dầu sai pháp lệnh giá, UBTV Quốc hội cũng kiến nghị bãi bỏ quỹ này vì không có tác dụng và người dân vẫn bị thiệt do phải đóng 300 - 500 đồng/lít xăng, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh vẫn bảo lưu quan điểm rằng “quỹ bình ổn đang giám sát chặt chẽ, bước đầu đã thành công”.
Bộ trưởng Ninh cho biết, khoản nợ trên đang nằm trong tài sản hiện có của Vinashin, không bị mất hết. Hiện nay, tài sản đang tiếp tục hình thành trong từng dự án, nhà máy, trong số 110 nhà máy có 28 nhà máy hoạt động tốt. Tuy nhiên, Bộ trưởng Ninh thừa nhận trong quá trình vay và huy động vốn Vinashin đã sử dụng sai mục đích, vi phạm quy định khi mua một số tài sản, máy móc. Việc xác định thực tế, chứ không phải trên sổ sách, mất bao nhiêu so với giá trị tài sản, đang được các đơn vị kiểm toán tiến hành. “Sau khi có số liệu từ kiểm toán, lúc bấy giờ mới trả lời được câu hỏi ĐB nêu”, Bộ trưởng Ninh nói. Ông khẳng định về tài sản của Vinashin là không mất hết, chắc chắn là không mất hết.
ĐB Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên - Huế) đề cập tới trách nhiệm của Bộ Tài chính dù phát hiện những sai phạm nhưng để kéo dài, không xử lý. Đơn cử là việc mua tàu Bạch Đằng Giang không có hồ sơ lai lịch, không sử dụng được, mua 9 tàu vận tải biển không đăng ký, với số tiền lên tới hàng nghìn tỉ đồng.
Chống đầu cơ vàng, kiểm soát nhập siêu Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, có nhiều nguyên nhân tăng giá vàng, trong đó có 2 nguyên nhân chủ yếu: Một là các nước có nền kinh tế lớn gần đây họ đã điều chỉnh một số chính sách kinh tế; Hai là sự đầu cơ của các nhà đầu cơ trên thế giới về vàng rất quyết liệt. Đối với trong nước, gần đây hoạt động kinh doanh vàng phát triển rất nhanh, xuất hiện hoạt động đầu cơ trên thị trường vàng. Trước tình hình này chúng tôi có các giải pháp giải quyết vừa qua thì để xử lý tình thế là cho phép nhập vàng để tạo tâm lý ổn định của thị trường; điều chỉnh chính sách về quản lý vàng, quy định đối tượng để cho vay vàng hẹp hơn, nhằm quản lý tốt hơn, hạn chế đầu cơ. Vấn đề bội chi ngân sách, đầu tư công, hiệu quả đầu tư công, vay nợ nước ngoài, nhập siêu, đang tác động đến thị trường ngoại hối. Đặc biệt, tình hình tác động đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường giá thị trường tự do tăng lên rất cao. Chúng tôi đề xuất với Quốc hội việc kiên quyết kiểm soát được nhập siêu cho thật tốt để ổn định kinh tế vĩ mô. Muốn kiểm soát được nhập siêu phải xem lại các chính sách của chúng ta, từ chính sách tài khóa, kể cả chính sách tiền tệ. Hai chính sách này tác động giảm cầu thì chúng ta mới giảm được nhập siêu. Đồng thời, phải tăng sản xuất đối với công nghiệp phụ trợ. Nếu công nghiệp phụ trợ phát triển chậm thì nhập siêu của chúng ta khó giảm nhanh được.
|
Phát biểu bên lề QH ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên), Ủy viên Ủy ban Các vấn đề XH của QH: Sức mua tăng lẽ ra giá phải giảm
Bộ trưởng nói một trong những nguyên nhân tăng giá là do sức mua tăng, nhất là dịp cận Tết Nguyên đán, nhưng sức mua tăng chính là cơ hội để giảm giá. Khi sức mua tăng thì nhà sản xuất kinh doanh cũng như nhà quản lý phải nhìn ở đây như là cơ hội để giảm giá chứ không phải nhìn vào đây để tăng giá được. Nguyên nhân tăng giá, nhất là giá cả ở chợ, các mặt hàng thiết yếu, tất nhiên nói sâu xa thì do năng lực sản xuất, sức cạnh tranh và chất lượng hàng hóa còn phải cố gắng nhiều, nhưng không thể cứ đổ mãi cho nguyên nhân đó được mà phải tìm nguyên nhân chủ quan, đặc biệt là công tác quản lý nhà nước về giá, bao gồm tuyên truyền, thông tin, kiểm tra thanh tra, xử phạt. Tôi cho rằng xử phạt về vi phạm giá thời gian qua còn ít.
Riêng tôi thấy không an tâm với giải pháp Chính phủ đề ra, ở tất cả các khía cạnh, ví như Bộ Tài chính nói biện pháp kiểm soát giá, xử lý nghiêm vi phạm về giá thời gian tới nhưng bây giờ đâu có kiểm soát được. Kiểm soát để người ta bán đúng giá đã không được rồi, kiểm soát giá vàng, USD cũng như thế. |
Nhóm PV thời sự
Bình luận (0)