“Đá bóng” trách nhiệm
Nói về nguyên nhân các “hố tử thần”, Sở Giao thông vận tải (GTVT) cho rằng, phần lớn sự cố là do hệ thống cấp thoát nước xuống cấp, gây rò rỉ dẫn đến sụt lún, và trách nhiệm thuộc về các đơn vị quản lý hạ tầng kỹ thuật. Cũng theo Sở GTVT, số vụ sụt hố do thi công và tái lập mặt đường không đảm bảo chất lượng chỉ chiếm khoảng 30%.
Tuy nhiên, ông Bạch Vũ Hải - Phó TGĐ Sawaco - khẳng định phần lớn vụ sụt hố cần phải xem xét trách nhiệm của đơn vị thi công các dự án thoát nước. Chính tình trạng thi công, tái lập mặt đường cẩu thả, không đúng quy trình kỹ thuật như vừa qua đã xâm hại, gây hư hỏng lớn đến hệ thống cấp nước hiện hữu. Cụ thể, từ đầu năm 2008 đến tháng 5.2009, Sawaco phát hiện các nhà thầu đào đường tại một số dự án đã làm bể, hư hỏng khoảng 460 vị trí đường ống cấp nước, gây thiệt hại 2,5 tỉ đồng. Dù Sawaco đã báo cáo UBND TP, Sở GTVT và yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu chấm dứt tình trạng trên, nhưng từ tháng 6.2009 đến nay lại phát hiện tiếp khoảng 873 vị trí đường ống cấp nước bị xâm hại do thi công, làm thất thoát hơn 300.000m3 nước sạch, ước thiệt hại 5,6 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Phước Thảo - Giám đốc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước - khẳng định tình trạng nhà thầu thi công cẩu thả, xâm hại hệ thống cống thoát nước là nguyên nhân chính dẫn đến mặt đường bị lún sụt. Từ năm 2008 đến nay, trung tâm phát hiện hơn 400 vị trí cống thoát nước hiện hữu bị các nhà thầu thi công làm hư hỏng. “Vị trí taxi lọt “hố tử thần” vào ngày 14.9 vừa qua trên đường Lê Văn Sỹ (Q.3) là một điển hình cho việc nhà thầu thi công cẩu thả, xâm hại đến cống thoát nước hiện hữu. Dù chúng tôi đã cảnh báo, nhưng không được các đơn vị khắc phục kịp thời” - ông Thảo dẫn chứng.
TSKH Hoàng Ngọc Kỷ (chuyên gia về địa chất) - cho rằng, chính việc thi công ồ ạt các dự án thoát nước quy mô lớn đã gây chấn động mạnh lên hệ thống cấp thoát nước hiện hữu, vốn đã cũ và xuống cấp - là nguyên nhân chính. Như vậy, Sở GTVT, chủ đầu tư và đơn vị thi công các dự án thoát nước phải chịu trách nhiệm chính về tình trạng “hố tử thần”, chứ không thể đổ lỗi loanh quanh.
Quản lý lơi lỏng, nương tay
Sở GTVT cho rằng cơ chế phân nhiệm mới đang “trói tay” thanh tra giao thông và là nguyên nhân khiến tình trạng “hố tử thần” nở rộ. Cụ thể, Nghị định 23/2009 (về xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng) giao Sở Xây dựng chịu trách nhiệm quản lý chất lượng thi công, khiến thanh tra giao thông không có thẩm quyền xử lý các công trình thi công kém chất lượng trong hoạt động xây dựng như: thi công công trình không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật; tái lập mặt đường không đảm bảo kết cấu; không thực hiện duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình theo trách nhiệm được giao...
Tuy nhiên, PGS-TS Đỗ Văn Dũng - Phó hiệu trưởng Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - cho rằng nói như vậy chỉ mang tính bao biện. Bởi Sở GTVT và chủ đầu tư nắm trong tay đầy đủ các công cụ xử phạt nhà thầu thi công kém chất lượng, không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, gây sụt lún. Ở bất kỳ dự án nào, khi ký hợp đồng với nhà thầu, chủ đầu tư đều có ràng buộc thưởng phạt các điều khoản như: khối lượng công việc, thời hạn hoàn thành, giá thành, chất lượng công trình... Do đó, chủ đầu tư “nắm đằng cán” và nếu cứ căn đúng hợp đồng mà xử phạt thì có lẽ chẳng nhà thầu nào dám thi công bê bối.
Theo ông Dũng, bất cập của cơ chế quản lý hạ tầng là điều có thật nhưng nguyên nhân trực tiếp gây ra “hố tử thần” chính là sự thi công cẩu thả, còn cơ chế chồng chéo đã tạo nên thái độ thiếu trách nhiệm của các đơn vị liên quan.
Chi tiền tỉ “chữa cháy” Trung bình mỗi ngày robot kiểm tra được 250m - 300m cống (trong điều kiện không thuận lợi thì được 100m - 150m), dự kiến trong năm 2010 sẽ kiểm tra khoảng 3 km cống với kinh phí vận hành 200 triệu đồng. Sở GTVT cũng đang tính đến việc mua máy siêu âm để dò và dự báo các vị trí dễ xảy ra lún sụt trên đường. |
Phương Thanh
Bình luận (0)