Du lịch thời thế giới phẳng

03/12/2010 00:15 GMT+7

Theo số liệu từ ngành Thống kê, 11 tháng qua đã có khoảng 4,8 triệu lượt khách đến Việt Nam, vượt mục tiêu đón từ 4,2 - 4,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay. Khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng 36,5% so với cùng kỳ năm trước. Về các nguồn du khách, thống kê cho biết lượng khách đến (Tiếp theo trang 1)

Việt Nam từ hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2009. Cụ thể khách đến từ Trung Quốc đạt 833 nghìn lượt, tăng 76,7%; đứng thứ hai là Hàn Quốc với khoảng 450 nghìn lượt, tăng 38%; Nhật Bản giữ vị trí thứ ba với gần 399 nghìn lượt, tăng 22,8%...

Nhưng nếu nhìn dưới khía cạnh so sánh với xung quanh, ta sẽ thấy rằng, dù có sút giảm do tình hình chính trị bất ổn, nhưng du khách quốc tế đến Thái Lan tiếp tục tăng 13,3% trong 9 tháng đầu năm 2010, với  11,2 triệu lượt. Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan dự báo sẽ đón được khoảng 15,34 triệu lượt khách trong cả năm.

Bộ trưởng Du lịch Malaysia Ng Yen Yen thì cho biết đang phấn đấu đạt mức 24 triệu lượt du khách quốc tế trong năm với doanh thu 54 tỉ RM (gần 334 nghìn tỉ đồng). Website của Bộ Du lịch nước này cũng cho biết mặc dù tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năm 2009 Malaysia đã đón đến 23,6 triệu lượt khách và doanh thu 51 tỉ RM.

Ở một vùng lãnh thổ khác thuộc khu vực Đông Á là Hồng Kông, năm nay du khách từ Trung Quốc đại lục tiếp tục là nguồn khách đến lớn nhất với 10,5 triệu lượt, chiếm 62,2% tổng số khách với trên 16 triệu lượt.

Nêu những con số từ các quốc gia và vùng lãnh thổ ĐNA và Đông Á trên đây để thấy rằng đánh giá tăng trưởng trong mọi mặt ngày nay nếu chỉ căn cứ vào việc so sánh “ta với ta” thì không còn hợp nữa. Nói nay ta có xe máy đi lại thì tiến khá xa với ông cha ta nửa thế kỷ trước đi bộ hoặc đi bằng xe đạp để thỏa mãn với sự tiến bộ là không thỏa đáng.

Tác giả “Thế giới phẳng”, nhà báo Thomas L.Friedman, từng khuyên một cách so sánh khác trong điều kiện toàn cầu hóa là “so sánh với hàng xóm” là hết sức xác đáng. Cho nên so sánh lượng du khách năm này tăng so với năm trước trong ngành du lịch hiện nay chỉ mới là một khía cạnh “ta với ta”; mà đã bỏ quên một quy chiếu khác là so sánh với “hàng xóm” để biết ta đang ở đâu trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu để có những hành động thiết thực hơn là hết sức quan trọng.

So sánh “ta với hàng xóm” còn để thấy rằng: Trong khi ngành du lịch Thái Lan, Hồng Kông có các trang bằng tiếng Việt sinh động, có hàng ngàn hướng dẫn viên nói tiếng Việt để thu hút thị trường Việt Nam, thì các website của ta chỉ toàn tiếng Anh mà lại rất nghèo nàn và đôi chỗ lạc hậu về thông tin. Chúng ta thiếu trầm trọng hướng dẫn viên tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Ả Rập, Tây Ban Nha trong khi lại coi đó là các thị trường tiềm năng!

Trong khủng hoảng kinh tế, “hàng xóm” nhanh chóng phân tích và chuyển hướng sang các thị trường đường ngắn, trong khi ta vẫn máy móc với các thị trường đang bị khủng hoảng ảnh hưởng nặng và chậm chạp với những thay đổi. Đó là chưa kể các “vấn nạn phản du lịch” diễn ra liên tục.

Trương Điện Thắng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.