Người mẹ nào cũng muốn con mình sinh ra phải thông minh nhưng làm gì để đạt mục đích này thì họ thường lúng túng. Đó cũng là lý do khiến gần đây những tranh luận về “Phát triển trí não ngay từ khi mang thai” và “Di truyền có phải là yếu tố duy nhất quyết định trí thông minh của trẻ?” thu hút sự quan tâm của đông đảo bà mẹ trẻ mang thai.
Đặc biệt lưu ý 3 tháng cuối thai kỳ
Trước hết, cần khẳng định quan niệm trẻ thông minh là do di truyền, thừa hưởng thông minh từ bố hoặc mẹ là đã cũ bởi bên cạnh di truyền, dinh dưỡng và các kích thích từ môi trường bên ngoài đã được chứng minh là tác động không hề nhỏ đến trí não của trẻ.
Não của trẻ bắt đầu phát triển từ khoảng tuần thứ 8 của thai kỳ và nhanh nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ cho tới lúc 1 tuổi. Ở 3 tháng cuối thai kỳ, não của trẻ có thể đạt đến 25% trọng lượng não người trưởng thành. Nếu lúc này thai phụ không quan tâm tác động thì sẽ phí mất cơ hội giúp con thông minh hơn trong tương lai.
Cung cấp dưỡng chất theo giai đoạn |
Tất nhiên, để làm được điều này, không thể hoàn toàn gạt vai trò người cha và những người thân trong việc hỗ trợ cho người mẹ cả về thể chất lẫn tinh thần nhưng vai trò người mẹ vẫn là quyết định.
Do đó, việc thai phụ nắm rõ chu trình phát triển trí não của thai nhi sẽ rất có ích trong việc tác động giúp phát triển trí não của trẻ một cách tối đa. Do trí não của trẻ sẽ lần lượt đạt 25% đến 75% não người trưởng thành trong khoảng thời gian 3 tháng cuối thai kỳ và 12 tháng sau khi sinh nên đây là “thời điểm vàng” quyết định trực tiếp đến sự thông minh và các kỹ năng sống của trẻ sau này.
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng
Trí thông minh của trẻ không phải là thứ để có thể nhìn thấy ngay lập tức như cân nặng hay chiều cao mà cần quá trình hình thành và liên tục nuôi dưỡng, kích thích hợp lý và khoa học.
Điều này có thể làm được thông qua các kích thích từ môi trường và chế độ dinh dưỡng của mẹ lúc mang thai. Trong đó, dinh dưỡng là quyết định và là việc mà các bà mẹ có thể thực hiện dễ dàng.
Có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển trí não của trẻ chính là các dưỡng chất như docosa dexaenoic acid (DHA), choline, axít folic, sắt, kẽm, i-ốt, vitamin B12. Trong đó, DHA và choline là hai dưỡng chất đặc biệt quan trọng và tác động rất lớn đến sự phát triển trí não thai nhi.
Ở 3 tháng cuối thai kỳ, DHA tích tụ vào não của trẻ rất nhiều, tăng đến khoảng 3 – 5 lần cho tới khoảng 12 tuần đầu sau khi sinh. Những bào thai nhận DHA từ mẹ ít thì sau này sẽ có chỉ số IQ thấp hơn đến 20 điểm so với các thai nhi được cung cấp DHA nhiều hơn ngay từ khi trong bụng mẹ.
Còn với choline, đây là một dưỡng chất giúp phát triển cấu trúc não của trẻ, hỗ trợ trí nhớ và khả năng học hỏi của trẻ sau này. Ở giai đoạn gần sinh, choline có vai trò đặc biệt quan trọng với phát triển não và tủy sống, giúp trẻ “lấy đi” lượng dự trữ choline lớn từ mẹ thông qua nhau thai.
Theo Người Lao Động
Bình luận (0)