Đồng ý là Mai Hương nhiều cơ hội phát triển hơn, nhưng 22 tuổi chẳng có gì quá muộn. 22 tuổi việc học kỹ thuật thanh nhạc sẽ khó hơn một chút, vì giọng hát đã hình thành những cố tật khó đổi, nhưng không phải là không thể hoàn thiện và giọng của Linh cũng không nhiều cố tật.
m vực của Linh không hẹp, nốt cao và thấp khá tròn, căng tuy chưa sáng và dầy - nhưng không thể là kém như Thanh Lam nói. Uyên Linh hát nốt cao ít phô (cái này do tai), trong khi không hiếm người tốt nghiệp đại học hát hay bị flat (có thể hiểu là bẹt -PV) hoặc sharp (chói - PV).
Ở thời điểm này, việc học của Uyên Linh không nên là kiểu bài bản, mà chỉ cần học những cách thở và điều phối hơi hợp lý để hát cho thoải mái, tự nhiên, cách đặt âm thanh chính xác mà không phải kéo căng tối đa dây thanh (như hét). Nếu mở rộng thêm được âm vực thì tốt (nhưng theo tôi, chẳng quan trọng).
Thanh Lam: “Uyên Linh hát cũng thường thôi” Nhiều người cho rằng Uyên Linh giống như một hiện tượng của âm nhạc Việt, nhưng theo tôi, 22 tuổi không phải là hiện tượng nữa. Nếu cô ấy mới 15 tuổi thì điều đó đúng, còn 22 tuổi vào nghề cũng là muộn rồi. Còn những tình cảm ban đầu mà Linh đang nhận được có vẻ rất dễ dàng nhưng quan trọng là có thể xây dựng được đẳng cấp của mình hay không. Uyên Linh theo tôi về mặt ca hát thì cũng bình thường thôi và tôi không thích lắm. Cô ấy không được đào tạo bài bản nên vẫn còn nhiều hạn chế như khi hát lên cao xuống thấp rất là kém. Với người được học hành thì không gian âm nhạc sẽ mở hơn nhiều. Theo Bee.net |
Tôi rất thích cách phân câu của Uyên Linh, ở điểm này tôi đánh giá cao hơn Thanh Lam và thậm chí Hồng Nhung. Chỉ là giấc mơ dùng bản phối của Ngọc Anh, nhưng cách phân câu, ngắt nghỉ, nhấn nhá tạo cao trào của Uyên Linh khác, nên nghe khác hẳn.
Tôi không biết cái này là bẩm sinh của Uyên Linh hay do cô được tư vấn, nhưng nếu là bẩm sinh thì quả thực tôi rất nể, vì ở Việt Nam không nhiều ca sĩ giỏi phân câu (kể cả những cây đa cây đề như Lê Dung, Rơ Chăm Phiang… cũng ít nhiều lúng túng). Phân câu tốt rất có lợi thế vì nó làm cho phần lời hát thăng hoa, các câu chữ có ý nghĩa hơn và tạo được cảm xúc.
Uyên Linh rất có ý thức về nhả chữ, nhưng đây lại là điểm cô cần rèn luyện nhiều nhất. Linh hát thường chủ động không đóng phụ âm đuôi, các từ tiếng Việt hát ra nghe rất kỳ (nên Cẩm Vân kêu là nhả chữ quá Tây). Về nhả chữ, Uyên Linh nên học hỏi thêm Hồng Nhung và Mỹ Linh.
Quay lại vấn đề 22 tuổi có muộn để học không? Tôi nghĩ là không, kể cả khi bạn theo nhạc cổ điển chứ đừng nói là nhạc nhẹ. Quang Thọ (nguyên trưởng khoa Thanh nhạc, Học viện m nhạc Quốc gia) bắt đầu học chính quy ở tầm tuổi Uyên Linh. Dương Minh Đức (nguyên trưởng khoa Thanh nhạc ĐH Nghệ thuật Quân đội) tốt nghiệp Học viện Kỹ thật Quân sự xong mới ôn thi vào Nhạc viện.
Những cây đa cây đề khác như Tường Vi, Kim Ngọc, Quốc Hương, Trần Khánh... đều học chính quy, đào tạo khi đã cứng tuổi.
Trên thế giới cũng không ít ngôi sao bắt đầu học thanh nhạc muộn như E.Grummer, I.Arkhipova và đặc biệt là contralto huyền thoại vĩ đại của Anh là K.Ferrier - bắt đầu sự nghiệp từ một giải thưởng ca hát nghiệp dư năm 25 tuổi rồi mới học thanh nhạc tử tế, khi đã gần bước vào tuổi băm.
Không có cớ gì bảo Uyên Linh 22 tuổi là muộn, nhất là cô lại đang sở hữu những thứ mà nhiều người học cả đời cũng không được: Cảm nhịp, tai nhạc, phân câu. Chung quy là nhạc cảm. Dù sao Uyên Linh và (nhất là) fan Uyên Linh cần bình tĩnh trước những nhận xét thiếu thiện chí, vì sau này, chắc chắn Uyên Linh sẽ còn phải đối diện với áp lực.
“Uyên Linh làm được điều phi thường” Bạn đọc tienphongonline bày tỏ thái độ về việc nhạc sĩ Lê Minh Sơn đồng tình với Thanh Lam rằng “hiện tượng là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi” và “Uyên Linh hát cũng thường thôi”. |
Theo Tiền Phong
Bình luận (0)