Thông tin này được phát đi dựa trên kết quả báo cáo điều tra sơ bộ của một nhóm chuyên gia từ WWF, Vườn quốc gia Cát Tiên, các chuyên viên từ Cục Thủy sản và Động thực vật hoang dã Mỹ, tổ chức Freeland, hai bác sĩ thú y và một chuyên gia bệnh lý học từ trường Đại học Cambrige (Anh).
Báo cáo này cũng đã được gởi cho Công an tỉnh Lâm Đồng, Công an huyện Tân Phú (Đồng Nai), hai địa phương nơi xác tê giác Java được tìm thấy.
|
Theo kết luận ban đầu của các chuyên gia thú y, pháp y và chuyên viên về tội phạm động vật hoang dã, nhiều khả năng cá thể tê giác chết bởi vết thương ở chân do đạn gây ra. Cá thể tê giác Java này đã bị bắn khoảng hai tháng trước khi chết.
Mặc dù động cơ giết cá thể tê giác này chưa được kết luận nhưng theo WWF, “có khả năng tê giác bị giết để lấy sừng và sử dụng làm đông dược”.
Hiện trên thế giới có 3 phụ loài của tê giác Java. Phụ loài hiện nay có số lượng cá thể lớn nhất (R. sondaicus sondaicus) sinh sống tại Vườn quốc gia Ujung Kulon, Java, Indonesia với khoảng 40-60 con. Phụ loài tìm thấy tại Bengal, Assam, và Myanma (R. sondicus inermis) hiện đã tuyệt chủng. Phụ loài thứ ba (R. sondaicus annamiticus) chỉ sống sót duy nhất tại Việt Nam và hiện đang được WWF tiến hành nghiên cứu. |
Theo ông Trần Văn Thành, Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên, đây thực sự là một sự kiện đáng buồn đối với ngành bảo tồn VN.
“Kết quả phân tích DNA nhằm xác định số lượng quần thể tê giác Java sẽ sớm được công bố. Kết quả sẽ cho biết liệu cái chết của cá thể trên có phải là sự tuyệt chủng của loài tê giác Java”, Sarah Brook, điều phối viên về Loài của WWF VN cho biết.
Theo Tom Milliken, Giám đốc TRAFFIC vùng Đông Nam châu Phi, những vụ bắt giữ và các sự việc cho thấy hầu hết các sừng, đặc biệt từ Nam Phi đang được buôn lậu tới người mua tại VN.
Tháng 10.2010, một phái đoàn cán bộ Nam Phi gồm các cán bộ điều tra tội phạm tê giác... đã chính thức đến VN làm việc với cơ quan chức năng nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn nạn buôn lậu tê giác từ Nam Phi về VN.
|
Trần Duy
Bình luận (0)