Hãng tin AFP cho biết máy in sinh học nói trên sẽ có mặt ở chiến trường để giúp binh sĩ chữa trị chỗ bị thương. Khi đó, chiếc máy sẽ quét vết thương, lấy tế bào từ bệnh nhân và in ra một mảng da nhân tạo.
Nhà khoa học James Yoo, thuộc Đại học Wake Forest, nói thêm rằng nhóm nghiên cứu đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực khi tái tạo da cho chuột và heo bằng phương pháp này.
Trong khi đó, máy in 3D xuất hiện tại một hội thảo khoa học vừa diễn ra ở Washington đã làm ra một lỗ tai nhân tạo trong 30 phút. Chiếc máy này có thể kết hợp các tế bào hiến tặng, dung dịch keo và một số vật liệu khác để tạo ra sụn.
Nhà nghiên cứu Hod Lipson của Đại học Cornell cho biết: “Máy in này hoạt động hệt như máy in phun thông thường. Nó phun từng lớp nhựa một và sau một vài giờ, bạn sẽ có một mẫu vật trông như thật”. Những thử nghiệm trên động vật cho thấy công nghệ này hết sức hứa hẹn, nhất là trong việc tạo ra sụn.
Hai nhà khoa học nói trên cho biết công nghệ của họ đều trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu và cần thực hiện nhiều nghiên cứu trước khi đưa vào sử dụng ở người.
Theo Người Lao Động
Bình luận (0)