Theo Science Daily, nghiên cứu trên do nhóm của TS Gerard Kasenty, Giám đốc khoa Di truyền học và phát triển thuộc Trung tâm Y tế Đại học Columbia thực hiện. Kết quả nghiên cứu sẽ được công bố trên chuyên san y khoa Cell vào ngày 4.3.2011.
|
Cho tới nay, mối liên hệ giữa xương và hệ thống sinh sản chỉ tập trung vào ảnh hưởng của tuyến sinh dục lên sự hình thành của khối xương.
Lâu nay, người ta tự hỏi liệu xương có điều chỉnh tuyến sinh dục không? Nhóm nghiên cứu của ông Kasenty đã thực hiện nhiều thí nghiệm chỉ ra rằng osteocalcin làm tăng sự sản sinh kích thích tố testosterone, loại hormone điều khiển khả năng sinh sản của con đực. Khi các nhà nghiên cứu bổ sung osteocalcin vào bộ xương, mức sản sinh testosterone tăng. Ngược lại, khi không có osteocalcin, lượng testosterone giảm, dẫn đến hiện tượng giảm số lượng tinh trùng. Khi chuột đực thiếu osteocalcin được cho sống chung với chuột cái bình thường, số lứa đẻ của chúng giảm phân nửa và số chuột con cũng ít hơn so với những cặp chuột bình thường.
Mặc dù kết quả nghiên cứu chưa được chứng minh trên người, nhưng ông Karsenty hy vọng tìm được những đặc tính tương tự dựa trên những điểm tương đồng giữa hormone của chuột và người. Nếu osteocalcin cũng thúc đẩy sự sản sinh testosterone ở đàn ông, thì mức osteocalcin có thể là nguyên nhân khiến những người đàn ông hiếm muộn có lượng testosterone ở mức thấp.
Đáng chú ý là dù phát hiện trên xuất phát từ việc nghiên cứu mối liên hệ giữa estrogen (kích thích tố sinh dục nữ) và khối xương, nhưng các nhà nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng cho thấy xương ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của giống cái.
Việc phát hiện ra mối liên hệ giữa xương và khả năng sinh sản của giống đực là một trong số những phát hiện gây ngạc nhiên trong những năm gần đây liên quan đến bộ xương. Trong các nghiên cứu trước, tiến sĩ Karsenty ghi nhận osteocalcin giúp kiểm soát việc tiết insulin, quá trình chuyển hóa glucose và trọng lượng cơ thể.
Khang Huy
Bình luận (0)