Tế bào gốc chống “kẻ trộm thị giác”

16/03/2011 22:37 GMT+7

Theo Top News, bằng cách sử dụng động vật để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, các chuyên gia y khoa đã ghép các mô tế bào gốc từ tủy xương vào những dây thần kinh bị tổn thương ở mắt. Khi những tế bào khỏe mạnh được thay thế thì mắt bắt đầu lành, từ đó cho thấy kỹ thuật này có thể sử dụng để chữa mù lòa.

Bệnh tăng nhãn áp là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng mù không thể hồi phục ở những nước phát triển.  Nó được đặt tên là “kẻ trộm thị giác thầm lặng” do sự âm thầm của bệnh khiến nhiều người đã mất thị giác đáng kể trước khi được chẩn đoán. Biện pháp điều trị hiện nay chỉ có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh bằng cách giảm áp lực mắt bằng thuốc hoặc phẫu thuật, nhưng ngay cả liệu pháp này cũng không thành công đối với một số bệnh nhân.

Theo giáo sư Keith Martin, chuyên gia khoa học thần kinh tại Đại học Cambridge (Anh), ban đầu, các nhà khoa học xem xét làm thế nào tế bào gốc có thể bảo vệ mắt khỏi sự tổn thương của tăng nhãn áp khi biện pháp điều trị khác thất bại. Gần đây, họ đã thu được một số kết quả đầy khích lệ ở động vật mắc bệnh, cho thấy tế bào gốc có thể chống lại sự tổn thương từ tăng nhãn áp.

Khang Huy

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.