Tăng đề kháng, vượt mệt mỏi

23/03/2011 08:00 GMT+7

Sốt, ho, mệt mỏi,… là những triệu chứng bệnh rất thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến công việc, học tập và sinh hoạt. Làm thế nào “tăng đề kháng, vượt mệt mỏi”, tránh nhiễm bệnh thông thường là câu hỏi nhiều người đặt ra cho cuộc sống vui khỏe mỗi ngày.

Những yếu tố làm giảm đề kháng

Sức đề kháng trong y học là từ ngữ dùng để chỉ hệ thống phòng vệ của cơ thể chống lại các tác nhân xâm nhập. Tác nhân đó có thể là các vi sinh vật như siêu vi, vi khuẩn, ký sinh trùng... cũng có thể là các tác nhân về vật lý và hóa học như các tia tử ngoại, sóng điện tử, các hóa chất... Hệ thống này rất phức tạp bao gồm nhiều tế bào, các chất được tế bào tiết ra hoặc các chất protein lưu hành trong máu. Các phản ứng của cơ thể có thể là cấp tính, không đặc hiệu hoặc đặc hiệu nhưng cần có thời gian gọi là thời gian đáp ứng miễn dịch.

Sức đề kháng bị suy yếu phần nhiều do lối sống không hợp lý như: ăn uống không đủ dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu các vitamin và khoáng chất; áp lực công việc khiến bạn căng thẳng, mất ngủ, thức khuya thường xuyên; làm việc và học tập quá sức, thiếu vận động…

Bên cạnh đó, những tác động của môi trường cũng ít nhiều “bào mòn” hệ thống phòng vệ của cơ thể.

Thời tiết thay đổi bất thường, lúc nắng lúc mưa, trong khi đó nhiệt độ trong ngày chênh lệch nhau là điều kiện tự nhiên khiến bạn dễ mắc bệnh nhất.

Môi trường làm việc tiếp xúc nhiều với ô nhiễm, bụi bẩn cũng là con đường xâm nhập của nhiều loại virus, vi khuẩn vào cơ thể.

Trong khi đó, những người làm việc văn phòng lại gặp vấn đề là ngồi nhiều và ở trong máy lạnh suốt ngày. Không gian “hộp” và tiếp xúc gần này là môi trường rất dễ lây lan các bệnh nhiễm.

Tất cả những yếu tố trên đều là những “kẻ thù” đang tấn công hệ miễn dịch, làm suy giảm sức đề kháng khiến bạn hay mắc những bệnh lặt vặt như sốt, nhức đầu, ho, sổ mũi,…

Củng cố “hệ thống phòng vệ”

Để duy trì các hoạt động của hệ thống miễn dịch dùng để đề kháng sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh, cơ thể cần duy trì sự biến dưỡng bình thường. Như vậy, chúng ta cần phải có đầy đủ các dưỡng chất chủ yếu là qua các thực phẩm, đặc biệt là bổ sung thêm vitamin C.

Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây và rau xanh như cam quít, bưởi, dâu tây, cà chua, đu đủ, ổi, ngò tây, bông cải xanh…

Ăn uống đầy đủ là sự bổ sung tốt nhất các chất cần thiết cho hệ thống đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại sinh tố, vitamin C, vitamin B complex.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại chế phẩm vitamin và khoáng chất mà bạn có thể chủ động mua uống.

Với người lớn, có thể uống 1 viên Enervon (chứa 500 mg vitamin C và vitamin B complex) mỗi ngày. Với trẻ em, có thể bổ sung sirô Ceelin (chứa 100% vitamin C) hàng ngày giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.

Nghi ngại thường gặp với việc dùng thuốc bổ sung vitamin C và khoáng chất là: “Tôi nghe nói uống vitamin C dạng viên sủi nhiều sẽ bị đau thận về sau. Vậy dạng viên nén như Enervon có tác dụng phụ sau này không?”, chị Kiều Như (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) thắc mắc.

Theo bác sĩ Lê Văn Phúc, Giám đốc Y khoa của Công ty TNHH United Pharma VN: Các chế phẩm chứa vitamin C không gây ra bệnh thận khi dùng theo đúng liều lượng. Nhưng những người có bệnh thận (sỏi thận) thì nên thận trọng khi dùng vitamin C, kể cả dạng viên sủi hay dạng viên nén. Đối với dạng viên sủi do có một lượng muối ăn được tạo ra sau phản ứng sủi bọt, nên không nên sử dụng cho những người có chế độ ăn hạn chế muối (cao huyết áp, bệnh thận).

Điều duy nhất bác sĩ Lê Văn Phúc khuyến nghị là với liều bổ sung vitamin C hằng ngày, bạn nên tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nói chung, bạn nên bổ sung dưới 1gram vitamin C/ngày và nên dùng vào buổi sáng vì nếu dùng vào buổi tối thì vitamin C khiến bạn tỉnh táo và khó đi vào giấc ngủ.

Mặt khác, để tăng sức đề kháng, bạn nên có một thời khóa biểu sinh hoạt thích hợp bao gồm cả học tập, ăn uống, nghỉ ngơi, tập thể dục... hợp lý. Tránh căng thẳng là lời khuyên tốt nhất dành những ai chịu nhiều áp lực trong công việc.

Việc phòng bệnh cũng không nên phó mặc cho hệ thống phòng thủ bên trong cơ thể - sức đề kháng. Chúng ta cũng nên giúp cơ thể mình một tay trong việc ngăn các tác nhân gây bệnh từ vòng ngoài như: giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay, không dùng chung những vật dụng cá nhân...

Đặc biệt trong những mùa dịch, nên tránh đi đến những nơi đông người, cần che tay khi hắt hơi, ho.

Sự kết hợp giữa chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ, tránh căng thẳng và bổ sung thêm chế phẩm chứa vitamin C như Enervon và Ceelin sẽ giúp bạn “tăng đề kháng, vượt mệt mỏi” mỗi ngày.

THÔNG TIN DỊCH VỤ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.