Theo kế hoạch, phần lễ được tổ chức vào các ngày 7, 8 và 12.4 (tức mùng 5, 6 và 10.3 âm lịch) gồm: lễ dâng hương tưởng niệm các vua Hùng, lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu u Cơ, lễ giỗ Quốc tổ Lạc Long Quân, lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (nghi lễ quan trọng nhất do tỉnh Phú Thọ tổ chức diễn ra vào lúc 7 giờ ngày 10.3 âm lịch).
Phần hội diễn ra từ ngày 8 -12.4 (mùng 6-10.3 âm lịch) với nhiều hoạt động như rước kiệu của các xã ven khu di tích về đền Hùng, đánh trống đồng, múa sư tử, thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh dày...
Theo ông Nguyễn Tiến Khôi, Giám đốc Khu di tích lịch sử đền Hùng, Phó trưởng Ban tổ chức Lễ hội đền Hùng, bên cạnh những hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức thường niên, còn có nhiều hoạt động khác như lễ hội chè, lễ nhập linh và trao tặng 18 chiếc trống đồng nằm trong dự án Trống đồng - m vang đất tổ của Hội Di sản VN và Hội Khoa học lịch sử VN cho Khu tích đền Hùng...
Đặc biệt, để tiến tới hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, trong khuôn khổ lễ hội năm nay sẽ diễn ra cuộc hội thảo quốc tế với sự tham gia của khoảng 40 nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Hát xoan Phú Thọ đang trong quá trình chờ UNESCO xem xét là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Trong dịp này, nhiều buổi biểu diễn hát xoan sẽ diễn ra tại các làng hát xoan cổ xã Kim Đức, Việt Trì.
Minh Ngọc
Bình luận (0)