Khi nghiên cứu kỳ giông, một loài động vật lưỡng cư, nhóm chuyên gia do Tiến sĩ Ryan Kerney chủ trì đã phát hiện tảo biển gắn kết với trứng của chúng chặt chẽ đến mức cả hai không thể tách rời. Với việc đào sâu hơn cơ chế hòa hợp này, các nhà nghiên cứu hy vọng một quy trình tương tự cũng có thể áp dụng cho người.
|
Nếu thử nghiệm thành công thì trong tương lai chúng ta có thể mặc sức bơi lội hay lặn ngụp dưới nước mà không cần ngừng lại và ngoi lên mặt nước để thở, giống như nhân vật Harry Potter trong phim khoa học giả tưởng “Harry Potter và quả cầu lửa”.
Tuy nhiên, để con người có được khả năng thở dưới nước, các chuyên gia cho rằng cần phải điều chỉnh các phân tử DNA sao cho gần giống với DNA của tảo biển, vốn có khả năng sản sinh khí ô-xy ngay cả khi ở dưới đáy biển. Theo nhóm nghiên cứu, DNA của người vốn chất chứa hàng trăm virus mà chúng ta hấp thu kể từ khi nhân loại ra đời. Họ ứng dụng giả thuyết này đối với loài kỳ giông bởi tảo biển thường len lỏi và mắc kẹt trong phôi của chúng. Nó vẫn bám lấy kỳ giông trong quá trình phôi trưởng thành và kết quả là một số kỳ giông trở thành một phần của tảo biển.
Phát hiện trên là trường hợp đầu tiên các nhà khoa học ghi nhận khả năng cộng sinh giữa thực vật với một loài động vật có xương sống. Họ tin rằng một ngày nào đó có thể sử dụng tảo làm nguồn cung cấp ô-xy cho những sinh vật khác mà nó kết đôi, bao gồm cả con người.
Nghiên cứu của các chuyên gia Canada đã được công bố trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences số mới nhất.
Quyên Quân
Bình luận (0)