Hầu hết các bệnh ung thư có thể chữa trị và nhiều bệnh có thể chữa lành nếu được phát hiện và điều trị sớm. Nếu không được chữa trị sớm hầu hết các loại ung thư có thể gây tử vong.
Yếu tố quan trọng trong phòng chống ung thư vú, tử cung, buồng trứng là mọi người nên định kỳ đi kiểm tra tầm soát bệnh tại các cơ sở y tế chuyên khoa, đồng thời trang bị cho mình kiến thức “tự khám” tại nhà đối với u vú. Ngoài ra cũng cần liên tục bổ sung các chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, các chất chống oxy hóa, các chất giải độc cho tế bào và tăng cường thải trừ các chất độc hại. Điều may mắn là các chất này hầu hết đều có trong tự nhiên, trong thức ăn hàng ngày.
Các dược liệu có chứa các saponin cấu trúc dammaran thường có khả năng tăng miễn dịch cơ thể mạnh, giải độc và chống u tốt (Nhân sâm, Tam thất, Bảy lá một hoa, Đinh lăng). Các dược liệu có chứa flavonoid cũng rất được quan tâm vì chất này giúp dọn dẹp chất cặn bã trong cơ thể (các gốc tự do gây phản ứng oxy hóa theo chuỗi).
Gần đây, trong một nghiên cứu phối hợp giữa các nhà khoa học Việt Nam và Hàn Quốc trong khuôn khổ hợp tác nghị định thư về sàng lọc các dược liệu chống ung thư của Việt Nam, các nhà khoa học đã tách chiết được một số saponin hoàn toàn mới trong cây Giảo cổ lam (GCL) và đặt tên là Gypenosides VN01-VN07, chất này có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư rất mạnh. Đã thử nghiệm trên bốn dòng tế bào ung thư cho kết quả rất tốt đó là ung thư vú, tử cung (buồng trứng), đại tràng, phổi.
Trong một nghiên cứu khác của GS.TS Phạm Thanh Kỳ và PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền (Viện Y học cổ truyền Hà Nội) đã chứng minh GCL có tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển khối u một cách rõ rệt
Tại Trung Quốc, Wang C và cộng sự cũng đã chứng minh Giảo cổ lam có tác dụng kìm hãm sự phát triển khối u mạnh và được sử dụng cho bệnh nhân ung thư não, phổi, tiền liệt tuyến, tử cung, vú.
Sở dĩ cây Giảo cổ lam hiện được quan tâm vì thành phần hóa học của cây này có nhiều saponin cấu trúc dammaran rất giống Nhân sâm (vì vậy còn gọi là Ngũ diệp sâm) và lại chứa nhiều flavonoid nên làm tăng miễn dịch cơ thể mạnh, dọn dẹp độc tố trong cơ thể. Trên thực tế, ở Trung Quốc và Việt Nam nhiều bệnh nhân đã giảm được khối u khi điều trị bằng GCL, việc uống trà Giảo cổ lam hàng ngày cũng là một biện pháp nên áp dụng, nhất là đối tượng có nguy cơ cao thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại.
Một dược liệu khác cũng được sử dụng phổ biến trong điều trị ung thư, đó là cây Trinh nữ Hoàng cung (TNHC). Trong dân gian TNHC được sử dụng để chữa ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư tiền liệt tuyến. Lá thái nhỏ, với liều dùng mỗi ngày 3 - 5 lá, sao vàng sắc uống. Ngoài ra còn dùng trong điều trị ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan, điều trị các bệnh về đường tiết niệu, phụ khoa.
Trên mô hình gây u thực nghiệm bằng cách cấy truyền vào xoang bụng và tiêm vào đùi chuột nhắt trắng tế bào u báng Sacrom TG - 180, TNHC đã có tác dụng làm giảm sinh khối u hay giảm tổng số tế bào ung thư, đồng thời làm giảm chỉ số gián phân của tế bào ung thư, đã hạn chế được sự di căn của tế bào ung thư từ đùi đến gan, phổi, lách. Việc kết hợp các dược liệu thường đem lại kết quả khả quan hơn cho sức khỏe so với khi dùng một loại. Hiện trên thị trường nước ta có nhiều sản phẩm bào chế từ cây TNHC giúp hỗ trợ điều trị u vú, tử cung và buồng trứng có hiệu quả, đã được thị trường chấp nhận. Diện tích trồng cây TNHC đã tăng lên rất nhiều. Đặc biệt đã xuất hiện sản phẩm đầu tiên kết hợp hai dược liệu rất tốt là Giảo cổ lam và Trinh nữ Hoàng cung cho các căn bệnh ở nữ giới kể trên (sản phẩm có tên Thất Diệp Linh có bán rộng rãi tại các nhà thuốc).
Như vậy các sản phẩm từ cây thuốc Việt Nam đã, đang và sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người dân Việt Nam. Do đó một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu bên cạnh việc khai thác các cây thuốc là chúng ta cần phải bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu của nước nhà…
THÔNG TIN DỊCH VỤ
Bình luận (0)