Lễ hội đâm trâu mừng làng mới của người Brâu

19/04/2011 16:17 GMT+7

(TNO) Sáng nay 19.4, Làng văn hóa du dịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, H.Ba Vì, Hà Nội) tổ chức lễ hội đâm trâu mừng làng mới của người Brâu - một dân tộc thiểu số hiện chỉ còn trên 300 người.

Lễ hội này do cộng đồng người Brâu của tỉnh Kon Tum trực tiếp thực hiện, thu hút đông đảo người dân thủ đô và du khách tham quan.

Lễ hội đâm trâu mừng làng mới của người Brâu thường diễn ra trong hai ngày. Ngày đầu tiên, người dân thực hiện nghi thức động thổ, cắt tiết gà sau đó thức suốt đêm để nhảy múa, đánh cồng chiêng. Phần đâm trâu và cúng tế thần linh được tiến hành trong ngày thứ hai.

Lễ hội đâm trâu mừng làng mới được tổ chức với ý nghĩa cầu mong dân làng có cuộc sống thuận hòa, mùa sau được hơn mùa trước, không có dịch bệnh và chiến tranh, dân tộc Brâu ngày càng sinh sôi, phát triển đông đúc hơn.

Thanh Niên Online giới thiệu một số hình ảnh độc đáo này:


Lễ hội đâm trâu mở màn bằng phần đánh cồng chiêng trong nhà mới

 
Sau lễ té nước lên đầu, con trâu được coi như một vị thần linh của người Brâu

 
Trâu tế được buộc bên cây cúng thần có tên là Soóc roóc (cây nêu) biểu tượng tâm linh của người Brâu. Già làng sẽ gánh vai trò làm chủ lễ

 

 
Nghi thức đâm trâu thường được giao cho thanh niên trai tráng, những người có uy tín, chức sắc trong dân làng

 

 
Và chỉ dừng lại khi con vật tế ngã xuống đất. Sau đó, dân làng sẽ giết mổ, xẻ thịt làm lễ tế thần linh. Mâm lễ cúng ngoài thịt trâu còn có gà, lợn cầu mong sự sung túc

Ngọc Thắng - Phan Hậu
(thực hiện)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.