Dinh dưỡng và mốc phát triển của trẻ

21/04/2011 00:48 GMT+7

Một nửa tiềm năng trí tuệ của trẻ được hình thành trước 4 tuổi chính vì thế cha mẹ cần hiểu rõ những cột mốc phát triển trong từng giai đoạn để định hướng và hỗ trợ giúp trẻ phát triển toàn diện trong những năm tháng đầu đời.

Mốc phát triển của trẻ là gì?

Mốc phát triển là một thời điểm cụ thể mà đa số trẻ cần phải thực hiện được một số các kỹ năng hoặc hành vi dựa theo tiêu chuẩn phát triển tâm thần vận động bình thường. Kỹ năng và hành vi của trẻ được đánh giá trên nhiều tiêu chí mà các chuyên gia về nhi khoa đã phân chúng thành ba nhóm chính:

- Phát triển về nhận thức và ngôn ngữ là khả năng xử lý thông tin như chú ý, ghi nhớ, phân loại; hiểu và sử dụng ngôn ngữ.

- Phát triển về tâm vận động và giác quan là sự thay đổi của các cơ và hệ thần kinh, cho phép trẻ điều khiển tay, chân, cầm nắm đồ vật, vận động tinh và thô, thu nhận thông tin về âm thanh, hình ảnh và các đối tượng từ thế giới xung quanh.

- Phát triển về xã hội, cảm xúc là những kỹ năng cá nhân của trẻ thể hiện ở việc trẻ giao tiếp với người khác, cảm nhận và thể hiện cảm xúc.

Cần quan tâm đến mốc phát triển của trẻ

• Để tham khảo các cột mốc phát triển của trẻ từ 0-5 tuổi, phụ huynh có thể truy cập thông tin tại www.hocvieniq.com (vào mục Công cụ IQ).

Các mốc phát triển đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu đời. Chúng giúp cha mẹ hiểu quá trình phát triển của trẻ để đưa ra những hỗ trợ giúp trẻ phát huy hoặc giúp can thiệp đúng lúc và thích hợp. Trong giai đoạn ấu thơ, gen và dinh dưỡng giúp hoàn thiện khung xương, khối cơ và các bộ phận cơ thể. Đây là những cơ quan tác động quan trọng và rõ rệt đến khả năng vận động tinh và thô ở trẻ. Đồng thời, hệ thần kinh cũng trải qua những phát triển quan trọng để tạo ra các thay đổi hành vi ở những thời điểm nhạy cảm như 3, 9 và 18 tháng... Khoa học cho thấy sự phát triển của thể chất và bộ não trong giai đoạn nhạy cảm này sẽ tạo ra những thay đổi lớn về nhận thức, cảm xúc, ngôn ngữ và vận động ở trẻ. Tìm hiểu những thay đổi sinh học và tâm lý trong những năm tháng đầu đời sẽ giúp cha mẹ nhận biết từng phát triển nhỏ, liên tục nhưng rất tinh vi ở trẻ. Việc quan sát những thay đổi này trong những thời điểm cụ thể sẽ giúp cha mẹ yên tâm khi trẻ phát triển bình thường và được cảnh báo khi trẻ không bắt kịp đà phát triển và có phương pháp hỗ trợ/can thiệp kịp thời trong giai đoạn cơ hội vàng của phát triển não bộ... Ở trẻ lớn hơn 6 tuổi, các mốc phát triển sẽ không còn rõ rệt và đại diện vì lúc này sự khác biệt nhỏ trong thói quen và môi trường của trẻ có thể tạo ra khác biệt lớn trong hành vi.

Tác động của dinh dưỡng lên mốc phát triển của trẻ

Theo GS-TS-BS Hoàng Trọng Kim, Chủ tịch Hội Nhi khoa TP.HCM, chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ ảnh hưởng rõ rệt lên sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Dưỡng chất đầy đủ sẽ mang đến nguồn năng lượng dồi dào cho thể chất và trí não, đây là tác nhân quan trọng giúp trẻ đạt các mốc phát triển ở mỗi thời điểm cụ thể. Nhờ nguồn dinh dưỡng đầy đủ, trẻ có thể phát triển tối ưu về thể chất, khả năng trí tuệ, nhận thức, khả năng bộc lộ cảm xúc, xây dựng các mối quan hệ thân thiện...

Cũng theo GS-TS-BS Hoàng Trọng Kim để giúp trẻ phát huy tối ưu tiềm năng trí tuệ mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng, vì sữa mẹ là thức ăn chuẩn, tối ưu cho trẻ. Khi trẻ đến tuổi ăn dặm, cần bổ sung đầy đủ và hợp lý cho trẻ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ: bao gồm AA & DHA, omega 3 & 6, taurin, cholin, sắt, kẽm, i-ốt, axit folic, phospholipid & lutein... Lưu ý không phải một dưỡng chất với số lượng càng nhiều càng tốt mà các dưỡng chất thiết yếu trên cần kết hợp đầy đủ, hợp lý và được đánh giá khoa học, với những chứng minh lâm sàng có giá trị cao trên các thời điểm phát triển trí tuệ của trẻ trong những năm tháng đầu đời,
bao gồm:

• Đánh giá sự hình thành tính cách của trẻ thông qua biểu hiện của hành vi (IBQ): ở trẻ sơ sinh.
• Đánh giá khả năng xử lý thông tin qua thị giác
(Fagan test): cho trẻ từ 6 tháng tuổi.
• Đánh giá khả năng tiếp nhận và diễn đạt từ vựng (CDI): cho trẻ từ 9-39 tháng tuổi.
• Đánh giá sự phát triển giao tiếp thông qua diễn đạt bằng điệu bộ, cử chỉ (MLU): cho trẻ từ 14 tháng tuổi.
• Đánh giá sự phát triển trí tuệ (MDI) và tâm vận động (PDI): cho trẻ 12 tháng tuổi.
• Đánh giá sự phát triển trí tuệ (IQ): cho trẻ từ 12 tháng.

Phương Lan

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.