Cụ thể, khi thực hiện đầu tư dự án, nhà đầu tư sản xuất sản phẩm gỗ nội thất được ngân sách hỗ trợ 100% chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm gỗ nội thất (tối đa không quá 30 triệu đồng), 15% so với tổng chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường của dự án (tối đa không quá 400 triệu đồng) và hỗ trợ 70% kinh phí trong hỗ trợ đào tạo.
Mỗi năm, doanh nghiệp được hỗ trợ 1 lần tham gia trực tiếp tại hội chợ, triển lãm trong nước (mức hỗ trợ bằng 100% chi phí thực tế nhưng không quá 30 triệu đồng/doanh nghiệp) và 1 lần tại nước ngoài (không quá 150 triệu đồng/doanh nghiệp); được hỗ trợ 1 lần cho 1 người trực tiếp đi tham quan trong nước để học tập kinh nghiệm sản xuất sản phẩm gỗ nội thất (bằng 50% mức chi thực tế nhưng không quá 5 triệu đồng/người).
Ngoài ra, doanh nghiệp còn được xem xét hỗ trợ kinh phí ứng dụng khoa học công nghệ từ Quỹ Phát triển khoa học công nghệ của tỉnh...
Nhà đầu tư chỉ được hưởng các khoản hỗ trợ khi có đủ thủ tục hồ sơ phù hợp theo quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng, dự án đi vào hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm và nhà đầu tư phải có cam kết sản xuất sản phẩm gỗ nội thất ít nhất 3 năm kể từ khi nhận kinh phí hỗ trợ.
Đình Phú
Bình luận (0)