Đến với cascadeur
Theo ghi nhận của chúng tôi, lượng học sinh, sinh viên (HS, SV) đang chiếm đông nhất tại các CLB cascadeur ở TP.HCM. Điển hình như CLB cascadeur Quốc Thịnh (Q.Tân Bình) hiện có khoảng 80 thành viên, trong đó 2/3 là HS-SV. Hay CLB cascadeur Bảo An của Nguyễn Văn Hải (Hải Long An) có 50 thành viên thì trong đó 40 là HS-SV; nhóm X-men mới thành lập của cascadeur Xuân Thanh cũng có 30/40 thành viên là HS-SV. Còn trong CLB cascadeur tại trường ĐH quốc tế Hồng Bàng với 30 thành viên thì hầu hết là SV các trường: ĐH Sân khấu - Điện ảnh, ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM.
Trao đổi với chúng tôi, có bạn cho rằng đến với cascadeur chỉ để rèn luyện sức khỏe, sau trở nên… nghiện; người thì trốn gia đình tham gia, người thì đến với nghề để tiếp cận môi trường nghệ thuật…
Kim Dung (thành viên CLB cascadeur Quốc Thịnh) - đến với nghề đóng thế được hơn 2 năm, cho biết: “Ban đầu em cũng không biết cascadeur là gì. Đến khi đi học diễn xuất tại trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM, em nghe bạn bè nói, rồi đăng ký tham gia học cho vui và để rèn luyện sức khỏe. Nào ngờ càng ngày càng khoái và không bỏ được”. Lê Thanh Tuấn - HS lớp 9 trường Trần Danh Ninh, Q.8 (TP.HCM), thì chia sẻ: “Tại lớp cascadeur, em thấy các anh chị đi trước luyện những pha nhào lộn, những tình huống khó. Em tham gia CLB một phần cũng vì niềm đam mê điện ảnh”.
Những pha mạo hiểm
Nhiều cascadeur thổ lộ chính những pha đóng thế đầy mạo hiểm càng níu chân họ gắn bó với nghề. Mai Lan - cựu SV khoa Võ thuật của trường ĐH quốc tế Hồng Bàng, kể: năm 2005, em tham gia đóng thế vai Hồng (diễn viên Mai Phương thủ vai) trong phim Xóm Cào Cào của đạo diễn Mỹ Khanh, đoạn nổ bom ở nhà ông Tư Lùn (Mạc Can đóng). “Em còn nhớ, trên mái nhà lúc đó có 5 quả mìn. Đạo diễn bảo chạy. Em chạy một mạch, mìn nổ liên tiếp, nhà cháy, em ngất xỉu tại chỗ, sau đó có người khiêng em ra, hồi lâu em mới tỉnh lại”.
Khi đó, chúng tôi chỉ cách khoảng 1m nữa là trôi khỏi đoạn thác dốc ngang và rơi thẳng xuống chân thác (hơn 30m). Nếu bị rơi, tất cả chỉ có chết.
|
|
Cascadeur BÙI VĂN HẢI |
Đến với nghề cascadeur, ai cũng hiểu rằng sẽ có những giây phút đối diện, kề cận với tình huống vô cùng nguy hiểm như cascadeur - đạo diễn Quốc Thịnh (39 tuổi) từng một lần suýt mất mạng tại thác Đambri, Lâm Đồng.
Năm 1995, anh tham gia đóng thế cho bộ phim Hồng Hải Tặc. Trong phim có một phân đoạn phải bay người xuống thác Đambri với độ cao 60m (anh là người thế vai cho diễn viên Lý Hùng). Cảnh quay không thực hiện được vì từ trên đỉnh thác xuống khoảng 3m có những lùm cây, làm trở ngại việc đu dây. Khi đó, mọi người đứng phía trên thòng dây đưa Quốc Thịnh đến điểm chặt cây. Vừa đến nơi, bất ngờ dây bị đứt. Lúc đó, mọi người trên đỉnh thác kịp lao theo nắm dây lại. Nhưng chỉ trong tích tắc, dây đứt lần nữa, và lần nữa. Ai cũng khiếp vía. “Với độ cao như vậy, dưới thác lại toàn đá, người rơi xuống đó khó mà sống sót. Nhưng may mắn là khi thấy dây bị đứt, tôi đã lao sang, đu vào sợi dây dành cho diễn viên. Đã hơn 15 năm, nhưng tôi vẫn nhớ như in cái lần chết hụt đó”, Quốc Thịnh nói.
Khi nhắc đến cascadeur từng một mình bắt 6 tên cướp, người ta sẽ nghĩ ngay đến Trần Như Thục. Anh là người hiện giữ kỷ lục về cú bay xe kinh hoàng vào tháng 1.2010 (cao 15m, xa 95,5m) với vận tốc 120 km/giờ . Cảnh quay này được thực hiện trong phim Đối diện tử thần dài 12 tập, do Lê Minh Phương làm đạo diễn, quay tại xã Vĩnh Lộc A, H.Bình Chánh, TP.HCM).
|
|
|
|
|
Lần ấy, có hơn 5.000 người đứng dọc hai bên đường từ trưa đến chiều tối để xem Trần Như Thục thực hiện pha bay xe. Đến hơn 18 giờ cùng ngày, Như Thục thực hiện cảnh bay, chiếc xe ô tô sau đó bẹp dúm. Tiếng khóc nức nở của người xem vang lên vì tưởng anh đã chết. Trần Như Thục nói: “Bạn bè, anh em không ai cho tôi thực hiện cảnh quay này vì quá nguy hiểm. Ban đầu mọi người khuyên tôi nên phóng xe với vận tốc 80km hoặc tối đa 100km. Nhưng thấy máy xe còn ngon nên tôi phóng hết ga. Làm cái nghề này, càng nguy hiểm càng cảm thấy thích”.
Bùi Văn Hải (Hải Long An) cũng là người có tiếng tăm trong làng cascadeur. Anh kể về lần suýt bị thác cuốn mất mạng: “Tôi nhớ có một lần bảo hộ cho các diễn viên đóng thế tại thác Pongour (Lâm Đồng) cao 40m. Suýt chút nữa cả tôi và 7 người khác đã rơi xuống thác. Ban đầu, một cascadeur cứu hộ cho diễn viên đã trôi, tôi là người thứ 3 lao ra níu họ lại, nhưng rồi cũng bị dòng nước cuốn đi. Đến người thứ 8 tiếp ứng mới có thể dừng lại được. “Khi đó, chúng tôi chỉ cách khoảng 1m nữa là trôi khỏi đoạn thác dốc ngang và rơi thẳng xuống chân thác (hơn 30m). Nếu bị rơi, tất cả chỉ có chết”, Bùi Văn Hải nói.
Nói về kỷ lục gia nhảy lầu Bùi Minh n (31 tuổi), người ta nghĩ ngay đến cú nhảy từ lầu 8, tại khách sạn Thùy Vân (TP Vũng Tàu). Anh thực hiện cú nhảy này vào năm 2006 (khi đó n 26 tuổi), trong một album của ca sĩ Lý Hải. Đến giờ, n vẫn nhớ như in kỷ niệm đó và n cho rằng: “Đó là cú nhảy để đời”.
Hôm n thực hiện cảnh quay, rất đông người đứng ken chật bãi sau Thùy Vân để xem pha đóng thế nghẹt thở này. Phía dưới đất được bảo hộ bằng thùng giấy và nệm, với diện tích 100 m2. Đến 11 giờ trưa, n lao người xuống, mọi người nín thở xem, không ít người đã khóc tức tưởi vì tưởng n đã chết. “Sau này, khi về xem lại đoạn phim, mình không biết tại sao lại thực hiện được pha này”, n nói.
Minh Luân
Bình luận (0)