Đóng cửa sớm nhất, thị trường châu Á ghi nhận sự tăng điểm của chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản lên mức 10.010,39 điểm, tăng nhẹ 0,04% so với mức chốt phiên 20.7. Straits Times của Singapore tăng nhẹ 0,38%.
Trong khi đó, HSI của Hồng Kông bất ngờ giảm 0,07%, xuống chốt phiên ở mức 21.987,3 điểm. Chỉ số Shanghai Composite và CSI 300 của Trung Quốc lần lượt giảm 1,01% và 1,05%.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay, Nikkei 225 ngay lập tức tăng 0,86% lên thành 10.096,98 điểm ngay thời điểm mở cửa.
* Chuyển sang thị trường chứng khoán khu vực châu u, các lãnh đạo Liên minh châu u (EU) đã tìm được tiếng nói đồng thuận trong việc cung cấp gói trợ giúp mới giúp Hy Lạp thoát khỏi nợ công, đồng thời nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công lan rộng trong khu vực.
Thông tin này đã giúp chỉ số STXE 600 chung cho toàn khu vực tăng 1% trong phiên 21.7, là phiên tăng thứ ba liên tiếp được ghi nhận trong tuần này.
Theo kết luận của cuộc họp bất thường của lãnh đạo cấp cao các quốc gia EU thì tổ chức này cùng với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã quyết định chi thêm 160 tỉ euro nữa (tương đương khoảng 230 tỉ USD) nhằm giải quyết triệt để vấn đề nợ công tại Hy Lạp.
Trong gói trợ giúp lần này có 109 tỉ euro do EU và IMF đóng góp, phần còn lại do các nhà đầu tư tư nhân đóng góp trên tinh thần tự nguyện hoặc mua lại các khoản nợ trên thị trường.
Như vậy, sau thỏa thuận gói trợ giúp kỷ lục 110 tỉ euro đạt được hồi cuối năm ngoái thì đây là lần thứ hai Hy Lạp phải nhận viện trợ từ quốc tế và một lần nữa lại là con số kỷ lục.
Trước khi đưa ra quyết định này, giới chức EU và nhiều nhà đầu tư đã không khỏi băn khoăn, bởi hiệu quả từ gói trợ giúp lần thứ nhất chưa hẳn đã có thể quan sát rõ rệt.
Lãnh đạo các quốc gia khu vực đồng euro (euro-zone) cũng cho biết, sẽ chấp nhận cho các quốc gia Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland vay với lãi suất thấp hơn.
Cổ phiếu của các ngân hàng châu u, đặc biệt là ngân hàng quốc gia Hy Lạp (National Bank of Greece) tăng mạnh trong phiên này.
Cụ thể: cổ phiếu của National Bank of Greece tăng mạnh 11%; cổ phiếu của EFG Eurobank Ergasias, nhà cho vay lớn thứ hai Hy Lạp tăng 6,8%; cổ phiếu của Alpha Bank tăng 3,8%. Cổ phiếu của Commerzbank (Đức) tăng 9,6%; cổ phiếu của ngân hàng Barclays (Anh) tăng 7,8%.
Tổng kết phiên 21.7, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,79%, lên thành 5.899,89 điểm; CAC 40 của Pháp tăng 1,66%, chốt phiên ở mức 3.816,75 điểm; DAX của Đức tăng 0,95%, lên mức 7.290,14 điểm.
Chỉ số IBEX 35 của Tây Ban Nha tăng mạnh 2,93%; FTSE MIB của Ý tăng 3,76%; PSI General của Bồ Đào Nha tăng 2,05%; ISEQ của Ireland tăng 0,62%; Athex Composite của Hy Lạp tăng 2,54%.
* Tại Mỹ, thị trường chứng khoán đang hướng tới một tuần tăng điểm của chỉ số S&P 500 sau khi nhận được tin tức từ châu u.
Cổ phiếu tài chính - ngân hàng tăng ấn tượng trong phiên này nhờ những báo cáo kinh doanh khả quan. Cổ phiếu Morgan Stanley tăng mạnh 11% sau khi công bố kinh doanh quý 2/2011 giảm thấp hơn dự đoán của các chuyên gia. Lợi nhuận thương mại tăng 14% so với quý 1 và là kết quả khả quan nhất ghi nhận được trong số các ngân hàng lớn của Mỹ.
Cổ phiếu Bank of America tăng 3,9%; cổ phiếu JPMorgan Chase tăng 3,3%. Chỉ số S&P 500 Financial tăng 2,5%, tăng mạnh nhất trong 10 nhóm ngành đóng góp vào S&P 500 phiên này và là mức tăng mạnh nhất ghi nhận được từ tháng 12 năm ngoái.
Tổng kết phiên, chỉ số thị trường S&P 500 tăng 1,4%, lên thành 1.343,8 điểm. Dow Jones Industrial giành thêm 152,5 điểm, tương đương tăng 1,2%, chốt phiên ở mức 12.724,41 điểm. Tính tới hết phiên 21.7, chỉ số S&P 500 hiện đang tăng 2,1% so với cuối tuần trước.
Thu Hạnh
(Theo Bloomberg, Reuters)
Bình luận (0)