Dãy quán nhậu ở mặt tiền biệt thự số 654 Phạm Văn Chí (Q.6) |
Biệt thự thành… tổ hợp ăn nhậu
Suốt một tuần vòng quanh các tuyến đường nơi có những căn biệt thự rộng lớn một thời được xem là niềm kiêu hãnh của chủ nhân và TP, chúng tôi không khỏi nao lòng trước sự xuống cấp đến tàn tạ và sự xâm lấn của các quán xá tại đây.
Trông bẩn thỉu và nhếch nhác nhất là cụm 3 biệt thự liên hoàn số 1, số 3 Trần Phú và số 241 Nguyễn Văn Cừ (P.4, Q.5). Nằm ở góc mũi tàu của vòng xoay ngã 6, cụm biệt thự có tổng diện tích gần 3.000m2 từ lâu là nơi đóng quân của các quán nhậu có tiếng ngày đêm luôn tấp nập khách. Ngoài dãy quán nhậu, cà phê tự thiết kế mỗi quán mỗi kiểu, cộng với việc một số hộ dân còn tự cơi nới, xây chen kín, tận dụng mặt tiền để kinh doanh, buôn bán nên đã xâm lấn hoàn toàn 3 căn biệt thự trên. Điều đáng nói, do nguồn gốc 3 căn biệt thự này nằm trong khuôn viên trường Lê Hồng Phong nên dĩ nhiên toàn bộ tổ hợp ăn uống, kinh doanh buôn bán cũng nằm trong khuôn viên trường - vốn trong danh sách di tích cần bảo tồn của TP (!?).
Trong vai người cần tìm mặt bằng thuê mở quán cà phê, chúng tôi liền bị một nhân viên phục vụ quán nhậu tại đây xua tay: “May mà chủ tui quen với chủ nhà mới thuê được giá mấy chục triệu đồng/tháng. Bình thường giá ở đây, anh không thuê nổi đâu!”. Gặng hỏi giá thuê mở quán nhậu tại khu vực này bao nhiêu một tháng và thuê của ai, thì anh nhân viên lắc đầu nguầy nguậy.
Tương tự, mặt tiền của cụm biệt thự số 648 - 650 - 652 - 654 Phạm Văn Chí (Q.6), có diện tích gần 2.000m2, với hàng dãy quán nhậu, cà phê mọc san sát nhau. Đối diện bên kia đường, cụm 3 căn biệt thự số 621 (diện tích hơn 2.600m2), với dãy quán nhậu, sửa xe… càng làm cho mặt tiền của những biệt thự này trông nhếch nhác.
Tại khu vực trung tâm thuộc Q.1 và Q.3, nhiều căn biệt thự tại số 102 - 104, 128 - 130, số 25, cùng nằm trên tuyến đường chính Nguyễn Thị Minh Khai trông đến thảm hại, vì phần bị hư hỏng, xuống cấp, phần bị đem cho thuê, biến thành hàng quán từ nhiều năm qua.
Biệt thự số 1, 3 Trần Phú và 241 Nguyễn Văn Cừ nằm trong khuôn viên trường Lê Hồng Phong biến thành dãy quán nhậu - ảnh: Minh Nam Dãy quán nhậu ở mặt tiền biệt thự số 654 Phạm Văn Chí (Q.6) - ảnh: Minh Nam Mặt tiền biệt thự số 114 Bùi Thị Xuân (Q.1) cho thuê mở hàng, quán ảnh: Minh Nam Biệt thự số 25 Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1) bị cửa hàng, quán ăn bao vây |
Giữ lại 60 biệt thự
Tại khu vực trung tâm thuộc Q.1 và Q.3, nhiều căn biệt thự cùng nằm trên tuyến đường chính Nguyễn Thị Minh Khai trông đến thảm hại, vì phần bị hư hỏng, xuống cấp, phần bị đem cho thuê, biến thành hàng quán từ nhiều năm qua |
||
Việc giữ lại số biệt thự trên để TP triển khai thực hiện các dự án nhằm khai thác có hiệu quả quỹ nhà hiện có, thường xuyên bảo trì tránh tình trạng hư hỏng ảnh hưởng đến tính mạng người dân và tài sản nhà nước; chấm dứt tình trạng thất thu tiền thuê nhà, góp phần chỉnh trang đô thị và phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội của TP.
Theo UBND TP.HCM, tất cả số biệt thự này đều có nguồn gốc là nhà tiếp quản, có thiết kế ban đầu cho một hộ sử dụng. Tuy nhiên, do tình hình khó khăn chung về nhà ở sau khi tiếp quản, hầu hết biệt thự được bố trí làm nhà ở cho nhiều hộ, kể cả bố trí đan xen nhà ở chung với nhà làm việc. Do thời gian sử dụng đã lâu, thiếu bảo dưỡng, bảo trì, hầu hết đều đã xuống cấp, hư hỏng. Trong 60 căn nhà biệt thự giữ lại không bán, có 14 hộ đã mua nhà, 293 hộ còn đang thuê nhà, 6 cơ quan đang thuê sử dụng làm văn phòng, 2 căn hộ nhà nước đang quản lý bỏ trống.
Ước tính, nếu giữ lại 60 căn biệt thự trên, TP sẽ có trên 35.000m2 diện tích nhà để phục vụ công ích, được phân loại theo 4 nhóm mục đích sử dụng như sau: Trả lại khuôn viên ban đầu hoặc mở rộng diện tích khuôn viên trường học, bệnh viện, công viên (14 căn); trả lại khuôn viên ban đầu hoặc mở rộng diện tích khuôn viên trụ sở cơ quan (12 căn); sử dụng cho mục đích xây dựng nhà ở công vụ, nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư (10 căn); hợp khối để xây dựng lại chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp (1 căn); sử dụng cho mục đích công ích của TP (23 căn).
Người dân có quyền lựa chọn phương thức tái định cư Theo kế hoạch của UBND TP.HCM, trong năm nay, Ban quản lý 60 căn biệt thự trên sẽ tiến hành kiểm tra hiện trạng, lên kế hoạch di dời, bồi thường, hỗ trợ và lập phương án đầu tư đối với từng dự án. Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ dân khi di dời được xây dựng theo 2 phương án. 1) Dự án có nguồn vốn từ ngân sách: Sở Xây dựng chủ trì phối hợp UBND quận có liên quan xem xét việc lập và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi di dời theo quy định; lựa chọn, quy hoạch một hoặc một số khu đất có vị trí thuận lợi để xây dựng nhà phố, căn hộ chung cư phục vụ tái định cư. 2) Dự án có nguồn vốn ngoài ngân sách: Chủ đầu tư phối hợp UBND quận lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi di dời cho từng dự án và trình duyệt theo quy định. Các hộ được bồi thường, hỗ trợ di dời có quyền lựa chọn nhận suất tái định cư hoặc nhận bồi thường bằng tiền mặt để tự lo chỗ ở mới; tùy theo từng dự án cụ thể, có thể được bố trí tạm cư hoặc nhận tiền thuê nhà ở tạm cư trong thời gian chờ nhận nhà tái định cư. M.N |
Minh Nam
Bình luận (0)