Ở người lớn, có thể có thêm một số thực phẩm khác cũng thường gây dị ứng như: lúa mì, đại mạch, kiều mạch, bắp; một số loại cá (trèm, lươn, ngừ, mực, nục, thu, hố, chình, sứa…); các loại mắm; các loại thịt (gà, ngan, dê, bò, thủ heo, đầu gà, nhộng tằm…); một số động vật giáp xác có vỏ cứng (tôm, cua, sò, ốc, hến…); một số thực phẩm từ thực vật (phấn hoa, mật ong, măng, nấm hương, cà, dưa chuột, tỏi, hành, cam, quýt, mận…); các loại gia vị có tinh dầu cay, thơm; các phụ gia thực phẩm như thuốc tạo màu, thuốc bảo quản thức ăn.
Nên lưu ý là cũng có người dị ứng với bột ngọt hoặc một loại bột nêm nào đó.
Tập thích nghi với dị ứng là lời khuyên của thầy thuốc. Bắt đầu nên tập thích nghi dần với các loại thực phẩm có thể gây dị ứng nhẹ. Nghĩa là nên ăn thử chúng từng ít một, trong một thời gian càng lâu càng tốt và theo dõi phản ứng của cơ thể như thế nào. Với những loại thức ăn mới, lạ, cũng nên ăn thử như vậy để xác định thức ăn nào có thể gây dị ứng và căn cứ theo đó mà kiêng cữ.
Theo Người Lao Động
Bình luận (0)