Hành động chưa từng có tiền lệ trên có thể buộc phải áp dụng nếu giới hữu trách vẫn không phát hiện được nguyên nhân khiến tên lửa đẩy không đưa được phi thuyền Soyuz lên đúng quỹ đạo, theo thông tin từ NASA.
Tình trạng trên xảy ra sau khi phi thuyền con thoi cuối cùng của NASA chấm dứt hoạt động, và hiện cách trung chuyển duy nhất lên trạm ISS là phải thông qua phi thuyền Soyuz.
Nhật Bản và EU cũng có tàu riêng, nhưng chỉ đảm nhiệm vận chuyển hàng hóa.
“Chúng tôi có nhiều lựa chọn”, theo Giám đốc chương trình không gian của NASA Mike Suffredini trấn an báo giới, và ưu tiên hàng đầu vẫn là sự an toàn của phi hành đoàn.
Tạm thời bỏ hoang ISS, thậm chí trong thời gian ngắn, là biện pháp cuối cùng chẳng mấy dễ chịu gì đối với 5 cơ quan không gian quốc tế đã chung tay xây dựng trạm này.
Các phi hành gia đã bắt đầu sống trên ISS từ năm 2000, và mục tiêu sắp tới là duy trì hoạt động của trạm này đến năm 2020.
Ông Suffredini cho hay, các bộ phận điều khiển không gian sẽ được duy trì để giữ cho ISS hoạt động một cách bình thường.
Tuy nhiên, nguy cơ ở đây là ISS có thể bị di chuyển lên cao trong trường hợp xảy ra hỏng hóc ở các bộ phận và không có ai ở đó để thực hiện các thao tác điều khiển bằng tay.
Tổng số cư dân hiện tại trên ISS là 6 người, đến từ 3 quốc gia khác nhau. Trong đó, một nhóm 3 người dự kiến sẽ rời trạm trong tháng tới; nhóm còn lại sẽ trở về trái đất vào giữa tháng 11.
Họ không thể kéo dài thời gian cư trú trên ISS vì tàu Soyuz đang neo đậu trên ISS không thể duy trì liên tục trên không gian hơn 6 tháng rưỡi.
Thời điểm phóng phi thuyền vào ngày 22.9 để đưa một nhóm thay thế lên ISS đã được hoãn vô hạn định trước tai nạn của tàu Soyuz, sự cố đầu tiên sau 44 năm hoạt động.
Trước tình hình trên, nhóm đáng lẽ phải ra về đúng hạn vào ngày 8.9 sẽ ở thêm một tuần nữa.
Về phần nguồn hàng dự trữ, ISS có thể cầm cự đến mùa hè sau, nhờ vào chuyến hàng bổ sung của phi thuyền Atlantis trước khi về hưu.
Thụy Miên
Bình luận (0)