Chị Trâm được mệnh danh là "chiếc máy dự báo thời tiết" của cơ quan bởi mỗi khi thời tiết thay đổi, chị là người đầu tiên bị hắt hơi, sổ mũi… Mỗi chu kỳ bệnh thường kéo dài 7 - 10 ngày khiến chị rất mệt mỏi, chất lượng công việc giảm sút, chưa kể nguy cơ lây bệnh cho đồng nghiệp và gia đình. Sau 5 tháng chích ngừa cúm, sức khỏe chị khác hẳn, ít khi bị cảm và nếu có cũng mau chóng khỏi.
|
Trường hợp khác như anh Bình, là thanh niên khỏe mạnh, nhưng do đặc thù công việc hướng dẫn viên du lịch thường xuyên di chuyển giữa các vùng thời tiết, môi trường khác nhau, nên anh cũng đi chích ngừa cúm cho an toàn...
Tại TP.HCM, thường thì mỗi khi có cao điểm dịch như cúm hoặc tả mọi người mới lũ lượt tìm đến các cơ sở y tế chích ngừa hoặc uống thuốc phòng bệnh. Ths. BS Nguyễn Thị Minh Phượng, Trưởng khoa Kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh - Viện Pasteur TP.HCM nhấn mạnh, tiêm vắc-xin là để phòng ngừa bệnh tật, không nên đợi đến khi có dịch mới tiến hành các biện pháp phòng ngừa. Có thể tiêm bất cứ lúc nào nhưng phải đúng theo lịch tiêm ngừa của từng loại vắc-xin. Ở người trưởng thành, dù đã có một lượng kháng thể nhất định nhưng cũng phải tiêm ngừa một số mũi cần thiết như viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi A, tả (bằng đường uống), thương hàn, cúm, uốn ván, dại…
Hiện chưa có quy định nào về việc tiêm phòng tiền hôn nhân nhưng theo bác sĩ Phượng, nam nữ trước khi kết hôn nên tiêm vắc-xin viêm gan B và vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV).
Theo Viện Pasteur TP.HCM, người lớn có thể đi cùng trẻ đến các cơ sở y tế để tiêm ngừa cúm. Trẻ từ 6 tháng tuổi có thể tiêm ngừa cúm, nhưng lưu ý, đối với trẻ dưới 8 tuổi khi tiêm lần đầu sẽ tiêm 2 liều cách nhau 1 tháng, sau đó nhắc lại mỗi năm 1 lần. Còn đối với trẻ trên 8 tuổi và người lớn thì chỉ tiêm 1 liều duy nhất, sau đó nhắc lại hằng năm vì vi-rút cúm luôn thay đổi. Giá trung bình 165.000đ/liều. Viêm gan siêu vi B thường tiêm cho những người có xét nghiệm HBsAg âm tính. Tương tự, tiêm ngừa viêm gan siêu vi A dành cho những người có xét nghiệm Đối với thương hàn thì tiêm 1 lần, sau đó mỗi 3 năm nhắc lại. Giá 115.000đ/ Để phòng viêm phổi do phế cầu nên tiêm 1 lần, có thể nhắc lại mỗi 3 năm cho |
Thai phụ nên ngừa bệnh Phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ có thể tiêm tất cả các loại vắc-xin ngừa bệnh vào thời điểm không mang thai, điều này đặc biệt quan trọng vì nó giúp bảo vệ sức khỏe của bạn khi mang thai và giúp bảo vệ tốt hơn cho bào thai sau này. Trên các diễn đàn dành cho phụ nữ và các bà mẹ thường có những thắc mắc như: có nên tiêm ngừa trước khi mang thai và nếu mang thai sau khi tiêm rubella không lâu thì có ảnh hưởng tới thai nhi không? Ths. BS Nguyễn Thị Minh Phượng giải đáp, đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai nên tiêm vắc-xin uốn ván để phòng ngừa bệnh uốn ván cho trẻ sơ sinh, tiêm vắc-xin rubella để phòng bệnh rubella cho mẹ và hội chứng rubella bẩm sinh cho con, vắc-xin cúm. Sau khi tiêm vắc-xin rubella đơn giá hoặc tiêm mũi kết hợp với sởi và quai bị khoảng từ 1-3 tháng thì mới nên có thai. Chỉ cần tiêm một mũi là đủ vì một mũi tiêm với người lớn có giá trị bảo vệ gần như suốt đời. Khi đến cơ sở y tế, phụ nữ sẽ được làm xét nghiệm máu để quyết định có nên tiêm ngừa rubella hay không, nếu đã có kháng thể rubella thì không cần tiêm nữa. Rubella là một bệnh lành tính, nhưng lại nguy hiểm cho phụ nữ có thai, nhất là vào 3 tháng đầu của thai kỳ vì lúc này virus rubella từ máu của mẹ thông qua nhau thai làm chậm quá trình phát triển của thai, gây ra các biến chứng, dị tật nguy hiểm cho thai nhi như: sinh non, đục thủy tinh thể (mù), điếc; mắc bệnh tim bẩm sinh; dị dạng bộ não; trẻ chậm phát triển tâm thần, các kỹ năng vận động. Một số trường hợp thai nhi nhiễm rubella bị chết lưu ngay từ lúc còn nằm trong bụng mẹ. Vì thế, phụ nữ đến tuổi sinh sản, trước khi lập gia đình hay trước khi mang thai nên tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh rubella. Đây là biện pháp hữu hiệu để phòng tránh những ảnh hưởng xấu của bệnh tới thai nhi. Nếu sau khi tiêm rubella khoảng 1- 2 tuần mà phát hiện mình có thai thì nên đến gặp bác sĩ sản khoa hoặc tới các bệnh viện phụ sản để được tư vấn là có nên bỏ thai hay không. Giá mũi tiêm kết hợp ngừa sởi - quai bị - rubella khoảng 110.000đ/liều.
|
Ngừa ung thư cổ tử cung Trên các hàng ghế chờ trước các khoa khám phụ sản, nhiều bạn gái trẻ cũng như những phụ nữ lớn tuổi thường quan tâm hỏi nhau về việc chích ngừa ung thư cổ tử cung (UTCTC). Ths-BS Nguyễn Thị Minh Phượng khẳng định, tiêm vắc-xin ngừa UTCTC là điều hoàn toàn cần thiết đối với phụ nữ. Thống kê từ Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản TP.HCM cho thấy, nhiễm HPV xảy ra nhiều nhất ở phụ nữ trẻ, 8/10 phụ nữ sẽ có một đợt nhiễm HPV trong đời. UTCTC do một số típ virus HPV gây ra. Phụ nữ thường mắc bệnh này vào giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời là 35 - 50 tuổi. Bệnh gây nhiều đau đớn về thể chất lẫn tinh thần. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân còn phải chịu tốn kém nhiều do chi phí điều trị, mất sức lao động, ảnh hưởng lớn đến khả năng chăm sóc con cái, gia đình và khả năng mang thai về sau. Cho nên phòng ngừa là giải pháp tối ưu và tiết kiệm nhất. Vắc-xin phòng UTCTC sẽ giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện và tiêu hủy virus HPV trước khi chúng thâm nhập vào cổ tử cung gây bệnh. Vắc-xin HPV hiện nay có thể ngừa được từ 2 típ (HPV 16 và 18), đến 4 típ (HPV 6, 11, 16 và 18) - là những típ virus gây ra trên 70% UTCTC. Lứa tuổi được chích ngừa HPV theo khuyến cáo của Bộ Y tế là từ 9 - 26, dành cho đối tượng chưa hoặc đã quan hệ tình dục. Mỗi người sẽ được tiêm 3 mũi trong 6 tháng (theo công thức 0, 2, 6 - mũi 1 tiêm bất kỳ lúc nào, mũi 2 sau mũi 1 hai tháng, mũi 3 sau mũi 1 sáu tháng). Hiện trên thị trường có 2 loại vắc-xin được cấp phép lưu hành là Cervarix và Gardasil. Theo bác sĩ Phượng, mỗi loại đều có những ưu điểm và hạn chế khác nhau, do đó, bệnh nhân cần được bác sĩ tư vấn để biết nên chọn loại nào là phù hợp. Giá vắc-xin thay đổi tùy cơ sở. Hiện, Viện Pasteur TP.HCM có hai loại giá: 720.000 đ/mũi (ngừa HPV 16, 18) và 1.200.000đ/ mũi (ngừa HPV 16, 18, 6, 11). Còn tại bệnh viện Từ Dũ, giá trung bình 1.800.000 đ/ mũi tiêm Gardasil (ngừa nhiễm HPV type 6, 11, 16, 18). |
Du Miên
Bình luận (0)