>> Mỹ và Romania ký thỏa thuận lá chắn tên lửa
"Theo phân tích của chúng tôi, hệ thống này sẽ rất hiệu quả và phù hợp với các quy tắc của luật hàng hải quốc tế", Phó giám đốc Trung tâm Báo chí và truyền thông thuộc Bộ Ngoại giao Nga, Vladimir Kozin, nói.
Tuy nhiên ông này không đưa ra bất kỳ thông tin chi tiết nào về hệ thống phòng thủ tên lửa trong tương lai của nước Nga.
Động thái này được xem như là phản ứng của Nga trước việc NATO và Mỹ đang thúc đẩy nhanh việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu u, với việc đạt được các thỏa thuận với Romania và Thổ Nhĩ Kỳ vào giữa tháng này.
Đồng thời, trong ngày 15.9 vừa qua, Hiệp định Phòng chống tên lửa đạn đạo năm 2008 và Nghị định thư sửa đổi năm 2010 về việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa SM-3 trên mặt đất tại Ba Lan giữa Ba Lan với Mỹ cũng đã chính thức có hiệu lực.
Hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO ngoài các căn cứ đặt trên mặt đất, còn bao gồm các tàu chiến Mỹ được trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo Aegis có khả năng bắn hạ các loại tên lửa tầm ngắn và trung.
Hiện Nga vẫn giữ thái độ phản đối quyết liệt đối với việc NATO và Mỹ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa gần biên giới mình, cho rằng nó đe dọa an ninh của nước này, với mục tiêu có thể nhằm vào lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga.
Tuy nhiên, NATO và Mỹ luôn khẳng định việc triển khai lá chắn tên lửa tại châu u không nhằm vào Nga mà là để bảo vệ các thành viên của NATO trước những mối đe dọa tên lửa từ CHDCND Triều Tiên và Iran.
Tiến Dũng
Bình luận (0)