Theo tờ trình được Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường trình bày, Nhà nước sẽ đảm bảo nguồn lực cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hỗ trợ kinh phí cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, ưu tiên cho đồng bào vùng sâu, xa gặp khó khăn. Dự thảo cho biết, có 8 nhóm đối tượng cần áp dụng hình thức phổ biến pháp luật đặc thù: cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân; nông dân; phụ nữ; người lao động trong các doanh nghiệp; đồng bào dân tộc thiểu số; thanh thiếu niên; phạm nhân, học sinh trường giáo dưỡng. Dự thảo cũng quy định cụ thể yêu cầu nội dung giáo dục trong từng cấp học, từ mầm non đến đại học.
Tuy nhiên, theo nhiều đại biểu, nhóm các đối tượng trong dự thảo còn chung chung, quan tâm nhiều đến các đối tượng chuyên trách trong khi mọi người dân đều có quyền được tuyên truyền phổ biến về pháp luật. Ngoài ra, chưa làm rõ cơ quan chủ quản nhà nước nào sẽ chịu trách nhiệm đầu mối chính. Chiều 27.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật Giám định tư pháp.
M.Hà
Bình luận (0)