Giảm lợi nhuận, không giảm chất lượng dịch vụ
Kinh tế suy thoái, du lịch nhiều nơi cũng điêu đứng vì người dân cắt giảm chi tiêu. Tuy nhiên, lượng khách du lịch đến Quảng Ninh liên tục tăng mạnh, đem lại nguồn thu lớn cho tỉnh.
Riêng 6 tháng đầu năm 2011, tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh đạt con số ấn tượng là 3,76 triệu lượt, trong đó, khách quốc tế đạt hơn 1,12 triệu lượt người và doanh thu từ các dịch vụ cho khách du lịch ước đạt 2.000 tỉ đồng. “Bí quyết” gì khiến con tàu du lịch Quảng Ninh vẫn tăng tốc tiến về phía trước?
Điều mà nhiều du khách cảm nhận được hiện nay là chính các DN làm du lịch tại Hạ Long đã có ý thức trong việc bảo vệ thương hiệu cho vịnh. Anh Lê Thanh Lâm, ở Q.1 TP.HCM tỏ ra khá ngạc nhiên: “Tôi đi một số nơi tại miền Bắc và thấy thất vọng về cách phục vụ, nhưng ở Hạ Long, Quảng Ninh thì khác. Nhân viên ở đây thân thiện, đặc biệt họ rất có ý thức bảo vệ môi trường. Tôi thấy nhiều nhân viên nhà tàu chủ động vớt rác từ vịnh lên thùng rác trên tàu để mang vào bờ. Đây là hình ảnh rất đẹp trong mắt du khách”.
|
Một trong những “đặc sản” của du lịch Hạ Long là các du thuyền sang trọng cho khách ngủ đêm trên vịnh. Kinh tế suy thoái đã ảnh hưởng lớn đến dịch vụ du lịch cao cấp này, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn quyết tâm đầu tư bài bản để phát triển lâu dài.
Ông Bùi Đức Long, Phó giám đốc Công ty TNHH Hương Hải, đơn vị kinh doanh tàu du lịch trên vịnh có tiếng tại Quảng Ninh cho biết: “Trong thời kỳ suy thoái, kinh tế kém phát triển nên du lịch cũng bị ảnh hưởng mạnh. Tuy nhiên, là ngành dịch vụ nên chúng tôi dù giảm lợi nhuận nhưng không thể giảm chất lượng phục vụ. Anh em chúng tôi vẫn bảo nhau càng khó khăn càng phải giữ khách, càng phải giảm giá thành, tăng chất lượng dịch vụ. Đây là lúc chúng tôi phải chung tay vượt bão, phải chấp nhận khó khăn hiện tại để phát triển bền vững”.
Về vấn đề phát triển du lịch bền vững, theo ông Long, cần bắt đầu từ chính các DN, đơn vị kinh doanh du lịch. Trong đó, việc đầu tư cho yếu tố con người là quan trọng nhất. “Bên cạnh tài chính thì trình độ và thái độ của nhân viên, kỹ thuật viên là yếu tố quyết định. Chúng tôi rất coi trọng việc đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, trình độ chuyên môn cho thủy thủ đoàn và phục vụ viên. Họ chính là những người làm nên hình ảnh công ty và hình ảnh của du lịch Hạ Long trong mắt du khách”, ông Long cho biết.
Thời gian gần đây, cùng với niềm tự hào được quảng bá, bầu chọn cho vịnh Hạ Long trở thành một trong những kỳ quan mới của thế giới, chính các chủ tàu, thuyền viên cũng đang hào hứng góp phần làm sạch vịnh Hạ Long.
Anh Lê Văn Hùng, một thủy thủ có gần 10 năm làm việc trên các chuyến tàu du lịch đưa khách thăm vịnh đã mang lên tàu một cây sào dài, ở đầu buộc chiếc vợt bằng lưới. Hùng cười thật tươi: “Em để chiếc sào này gần mạn tàu, chủ tàu và anh em trên tàu đều quán triệt khi nào thấy túi nilon, rác trên vịnh sẽ vớt lên, cho vào thùng rác. Bây giờ chúng em hiểu rằng cả đời em, thậm chí đời con em cũng sống nhờ vịnh, nếu vịnh Hạ Long đông khách, chúng em sống khỏe, nếu vịnh bị ô nhiễm, ít khách thì chúng em thất nghiệp, con em không có tiền đi học. Thế nên, ai cũng cố gắng góp chút sức cho vịnh Hạ Long sạch và an toàn”.
Giữ khách hàng là ưu tiên số 1 Làm thế nào để DN có thể tồn tại và phát triển trong giai đoạn khó khăn hiện nay? Ông Vũ Dương Hiền, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hapaco (ảnh) chia sẻ vấn đề này trong cuộc trao đổi với PV Thanh Niên. * Thưa ông, Thông tư 02/NHNN của Ngân hàng Nhà nước đã đưa trần lãi suất về 14%/năm, giúp cho lãi vay hạ nhiệt xuống mức 17-19%/năm. Điều này có hỗ trợ gì cho các DN sản xuất?
Ví dụ, hiện nay, do nguồn tín dụng bị thắt chặt nên một số dự án đầu tư của Hapaco bị chững lại, chẳng hạn dự án Bệnh viện Phụ sản Quốc tế, cao ốc Tài chính-thương mại… Rất may, các hoạt động sản xuất không bị ảnh hưởng nhiều do công ty vẫn có vốn tích lũy, không phải lệ thuộc nhiều vào ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp ngành giấy, phấn đấu năm 2011 không bị thua lỗ đã là khá lắm rồi, để có lợi nhuận thì rất khó. Chỉ những doanh nghiệp nào được vay vốn ưu đãi, có tích lũy thì mới có lợi nhuận chút ít. Mặc dù năm nay, Hapaco vẫn có mức tăng trưởng khoảng 18% nhưng lợi nhuận đạt rất thấp, chỉ khoảng 8-9%. Ngoài lãi vay quá cao, chi phí nhân công tăng, thì giá nguyên liệu đầu vào cũng tăng mạnh (khoảng 20%), trong khi giá sản phẩm bán ra không đổi, khiến doanh nghiệp rất khó tăng giá sản phẩm do chịu áp lực từ phía đối tác, khách hàng. Thực sự rất khó có một giải pháp vẹn toàn. Tôi được biết, nhiều doanh nghiệp chấp nhận bán sản phẩm với giá thấp, chịu thua lỗ để giữ chân khách hàng. Hapaco cũng cố gắng không tăng giá bán, một số sản phẩm phải bán giá thấp hơn… Cho nên, lợi nhuận còn lại rất ít. Nhưng điều quan trọng lúc này là phải cố gắng duy trì sản xuất, để giữ chân khách hàng, không để bị đóng cửa. * Là một trong những doanh nghiệp kinh doanh đa ngành về giấy, dệt may, bất động sản, y tế… Hapaco đã chống “bão” như thế nào? Hapaco thực hiện cắt giảm tối đa các chi phí không cần thiết và thực hiện tái cấu trúc. Quan trọng nhất là cơ cấu lại bộ máy hoạt động tinh gọn, hiệu quả hơn, nâng cao năng suất lao động... Năm 2010, những lĩnh vực nào sản xuất thua lỗ, hay chi phí đầu vào quá lớn thì cho tạm dừng hoạt động. Công ty phải thu hẹp sản xuất với một số ngành nhưng cố gắng không sa thải công nhân, mà điều chuyển số công nhân nhàn rỗi sang các bộ phận khác. Hapaco hiện vẫn đảm bảo việc làm, lương và các chế độ khác cho người lao động (khoảng 1.500 người). Như thế, người lao động mới gắn bó và chia sẻ cùng doanh nghiệp trong những lúc khó khăn. Xin cảm ơn ông! Phương Nga |
Phương Nga
Bình luận (0)