Diễn tập ứng phó sóng thần |
Đại tá Trương Chí Lăng - Phó Chỉ huy, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng - cho biết, đây là đợt diễn tập phòng thủ dân sự hoàn toàn mới và lần đầu tiên tổ chức nên chưa có tiền lệ và kinh nghiệm.
Cuộc diễn tập lại có quy mô khá lớn trên phạm vi rộng, khu vực phân tán với nhiều lực lượng, địa điểm thực binh cả trên biển, đường bộ và trên không trong điều kiện thời tiết bất lợi nên đã gặp rất nhiều khó khăn.
ST - 11 là lần đầu tiên diễn tập thực binh cả trên không, đường bộ và trên biển - Ảnh: Nguyễn Tú |
ST - 11 huy động 6.644 người ở các địa phương, quân, binh chủng tham gia cùng 2 máy bay, 7 tàu, 65 thuyền, 12 ca nô, hơn 200 xe tải, xe con, xe cứu hỏa, cứu thương và các loại xe đặc chủng khác...
ST - 11 cũng đã tạo hiện trường giả với 5 thuyền bị chìm, 10 chiếc bị đánh úp vào khu dân cư, sập 5 ngôi nhà, gãy 5 trụ điện làm lật 5 xe ô tô cùng 20 người bị mắc kẹt ở các công trình.
Tình huống giả định đặt ra là có 150 người chết do sóng thần - Ảnh: Nguyễn Tú
|
Theo kịch bản, sóng thần đã làm 150 người chết và lực lượng cứu hộ phải ứng cứu 300 người bị thương.
Tuy nhiên, theo BCĐ ST - 11, cuộc diễn tập ST - 11 chưa trọn vẹn, công tác chuẩn bị ở giai đoạn đầu còn chủ quan nên đến giai đoạn cuối chuẩn bị chưa hoàn thiện, lúng túng do sự phối hợp giữa các ngành chức năng chưa đồng bộ.
Lực lượng quân đội và biên phòng đảm nhận vai trò chính trong đợt diễn tập, tuy nhiên, các đơn vị khác chưa phối hợp nhịp nhàng - Ảnh: Nguyễn Tú
|
Một số nội dung phương án tập luyện phải thay đổi nhiều lần nên việc hiệp đồng và thực binh bị ảnh hưởng.
Quá trình di dân vẫn còn một bộ phận chưa sát thực tế, hành động chưa khẩn trương, thiếu vai trò của các ngành, hội, đoàn thể địa phương và kết cấu các khu vực tạo hiện trường giả còn nghèo nàn.
BCĐ ST - 11 nhận định trong quá trình xây dựng kịch bản diễn tập ứng phó thảm họa sóng thần phần lớn đặt gánh nặng cho quân đội và lực lượng biên phòng, thiếu cơ chế điều hành nên giữa các đơn vị còn lúng túng, trong khi các ban, ngành khác chưa tham gia.
Người dân tham gia diễn tập, sơ tán - Ảnh: Ng.Tú
|
Hệ thống còi hú báo động, loa phóng thanh còn hạn chế nên nhiều người dân không nắm rõ và không tham gia vào diễn tập.
Do đó, BCĐ ST - 11 kiến nghị trong thời gian đến, Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn Quốc gia cùng như UBND TP Đà Nẵng có phương án tuyên truyền và các hướng dẫn cụ thể về địa điểm trú, tránh sóng thần cho người dân.
Các lực lượng phối hợp cần luyện tập thường xuyên sẵn sàng ứng phó thảm họa - Ảnh: Nguyễn Tú
|
Theo BCĐ ST - 11, trong thời gian đến cũng cần xây dựng thêm nhiều kịch bản ứng phó sóng thần, thường xuyên hiệp đồng, thực binh phối hợp các lực lượng để sẵn sàng khi xảy ra thảm họa.
UBND TP Đà Nẵng khen thưởng 13 tập thể, 12 cá nhân cùng với Quân khu V khen thưởng 10 tập thể, 20 cá nhân.
(thực hiện)
Bình luận (0)