Cách làm: Cà tím rửa sạch, cắt làm đôi, thêm dầu và gia vị, dùng lửa lớn chưng cách thủy đến chín. Tác dụng làm giảm triệu chứng đau sưng và chảy máu ở người bệnh trĩ.
Canh thịt heo nấu hoa hòe
Thành phần: Hoa hòe 30g, thịt heo 100g.
Cách làm: Thịt heo rửa sạch xắt lát, sau đó cùng hoa hòe cho vào nồi thêm nước để nấu, nêm nếm gia vị. Thích hợp cho người bệnh trĩ nhẹ.
Canh lá mía bò
Thành phần: Lá mía bò 250g, hoa hòe 15g.
Cách làm: Lá mía bò rửa sạch, cùng hoa hòe thêm nước để nấu, nêm nếm gia vị. Thích hợp cho người bệnh trĩ có triệu chứng đau và ra máu.
Chuối già
|
Thành phần: Chuối già 1 trái, một ít đường phèn.
Cách làm: Chuối già lột vỏ, cắt khúc, cho vào đĩa thêm đường phèn đem chưng cách thủy. Ngày dùng 1-2 lần, có tác dụng phòng ngừa bệnh trĩ.
Quả hồng nấu nấm mèo
Thành phần: Hắc mộc nhĩ (nấm mèo đen) 3-6g, vài quả hồng khô.
Cách làm: Nấm mèo đen rửa sạch loại bỏ tạp chất, cùng quả hồng cho vào nước, dùng lửa nhỏ để nấu cho đến khi cạn còn 1 chén thì được. Thích hợp cho người bệnh trĩ có triệu chứng ra máu.
Nước rau kim châm
Thành phần: Rau kim châm 100g, đường thẻ 100g.
Cách làm: Rau kim châm rửa sạch, thêm nước lượng vừa dùng lửa lớn để nấu, sau cùng cho đường thẻ vào. Thích hợp cho người bệnh trĩ có triệu chứng sưng đau.
Củ sen, khương tàm
Thành phần: Củ sen 500g, khương tàm 7 con, đường thẻ 100g.
Cách làm: Sen rửa sạch cắt ra miếng, cùng khương tàm thêm nước để nấu, sau đó cho đường thẻ vào. Thích hợp cho người bệnh trĩ bị nứt hậu môn.
Táo đỏ nấu đường thẻ
Thành phần: Táo đỏ 250g, đường thẻ 60g.
Cách làm: Táo đỏ rửa sạch, bỏ hạt, sau đó cho vào nồi, để lửa vừa sao vàng, thêm nước và đường thẻ vào nấu thêm 10 phút thì được. Dùng trong ngày. Thích hợp cho người bệnh trĩ có triệu chứng sưng đau.
Lương y Bàng Cẩm
Bình luận (0)