Đó là khuyến cáo của chuyên gia Tom Howe trong cuộc họp khẩn cấp tại Tòa án lao động Úc (FWA) ngày 30.10, một ngày sau khi Qantas ra quyết định trên do bất đồng với các nghiệp đoàn. Tại cuộc họp, đại diện nghiệp đoàn đề nghị ngưng đình công trong thời gian từ 90-120 ngày. Tuy nhiên, AFP dẫn lời Giám đốc điều hành Qantas Alan Joyce tuyên bố sẽ không cho máy bay hoạt động trở lại nếu không được bảo đảm rằng đình công sẽ chấm dứt. Sau đó, Qantas thông báo tiếp tục ngưng bay cho đến ít nhất 12 giờ trưa ngày 31.10 (giờ địa phương, tức 8 giờ, giờ VN).
|
Theo AFP, quan hệ giữa giới lãnh đạo Qantas và nhân viên xấu đi nhanh chóng từ tháng 7 sau khi hãng công bố một kế hoạch tái thiết có thể khiến khoảng 1.000 người mất việc. Sự giận dữ càng tăng khi Qantas quyết định tăng lương cho ông Joyce. Đã xảy ra nhiều cuộc đình công của các phi công, kỹ sư, nhân viên mặt đất… gây thiệt hại 16 triệu USD mỗi tuần, theo số liệu của Qantas. Đến hôm qua, đại diện các phi công tuyên bố sẽ kiện ông Joyce vì quyết định “điên rồ” của mình.
Đến hôm qua, quyết định của Qantas đã làm ảnh hưởng 68.000 hành khách ở 22 thành phố trên thế giới. Trong đó có các nguyên thủ và lãnh đạo các quốc gia tham dự Hội nghị thượng đỉnh Khối Thịnh vượng chung vừa kết thúc tại thành phố Perth của Úc. BBC dẫn lời Thủ tướng Úc Julia Gillard cho hay những vị khách quý đã về nước bằng máy bay của các hãng khác. Trong khi đó, những khách hàng “thường dân” chỉ có nước vật vờ ở phi trường chờ được giải quyết. “Không thể chấp nhận được. Tôi sẽ không đi máy bay của hãng này nữa”, AFP dẫn lời một hành khách kẹt tại Hồng Kông bức xúc nói.
Qantas là hãng hàng không lớn thứ 10 trên thế giới, chiếm 60% thị phần nội địa và sở hữu hãng hàng không giá rẻ nổi tiếng Jetstar. Tuy nhiên, uy tín của hãng và có thể là cả ngành hàng không Úc sẽ bị tổn hại nặng nề vì vụ này. Chính phủ Úc đã lên tiếng kêu gọi các bên nhanh chóng giải quyết bất đồng và khôi phục hoạt động nếu không “sẽ có biện pháp mạnh”.
Air France cũng đình công Ít nhất 200 chuyến bay của hãng hàng không Air France (Pháp) bị hủy vào ngày 29.10 vì phi công và tiếp viên đình công và đến hôm qua chỉ có 80% chuyến bay được đảm bảo, theo tờ Le Figaro. Các nghiệp đoàn cảnh báo sẽ “gia tăng áp lực” trong những ngày tới, ngay trong mùa du lịch nhân kỳ nghỉ lễ Các Thánh. Trong tuần qua, đại diện nghiệp đoàn đã thảo luận với giới lãnh đạo Air France về chuyện giảm nhân viên phục vụ trên các chuyến bay cũng như thay đổi trong việc đánh giá nhân sự nhưng không đạt được thỏa thuận. N.N.L.C |
Văn Khoa
Bình luận (0)