“Chưa thấy một quốc gia Đông Nam Á nào, kể cả ở châu Phi mà tình trạng các bệnh viện (BV) quá tải như tại VN”, đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khi đi khảo sát tình hình thực tế tại một số BV ở TP.HCM.
Phòng khám chật cứng, bệnh nhân ngồi tràn ra bên ngoài chờ khám - ảnh: Thanh Tùng |
Quá tải khủng khiếp
Trong hai ngày (28, 29.11), Bộ trưởng Bộ Y tế cùng lãnh đạo các vụ, cục thuộc bộ này đi khảo sát thực trạng, tìm hiểu, ghi nhận những nguyên nhân quá tải tại một số BV ở TP.HCM, và làm việc cùng UBND TP, Sở Y tế, các BV để bàn những biện pháp nhằm giảm tình trạng quá tải.
Tại BV Ung bướu, một số khoa, người bệnh đến đây “ngồi viện” chứ không phải nằm viện. Vì mấy bệnh nhân chung một giường... |
||
BS Lê Hoàng Minh, Giám đốc BV Ung bướu |
||
Báo cáo của BV Ung bướu cho biết, BV chỉ có hơn 600 giường, nhưng lúc nào cũng có đến 1.700 - 1.800 BN nằm điều trị nội trú, do vậy một giường bệnh phải “cõng” nhiều BN là chuyện thường ngày. Đó là chưa kể mỗi ngày có từ 1.600 - 1.700 BN đến khám, điều trị ngoại trú. BS Trần Thanh Mỹ (Giám đốc BV Chấn thương chỉnh hình) cũng than: BV này chỉ có 500 giường, nhưng số BN nằm viện luôn gần gấp đôi; số khám ngoại trú trên dưới 2.000 lượt bệnh/ngày, ngày đầu tuần từ 3.000 - 4.000 lượt bệnh. Còn BV Nhi Đồng 1 hiện có 1.194 giường bệnh, nhưng số trẻ nằm viện luôn có từ 2.200 - 2.400. Khoa Hô hấp, khoa Tiêu hóa... luôn có 3 bệnh nhi trên một giường bệnh; số khám ngoại trú luôn hơn 4.000 lượt bệnh/ngày, có những ngày đầu tuần lên đến 7.000 lượt bệnh!
Giải pháp nào?
Trong số những nguyên nhân khiến BV tuyến trên quá tải, lãnh đạo các BV mổ xẻ, có nguyên nhân đáng lưu ý là do người bệnh không tin tưởng vào BV, chuyên môn của BS tuyến dưới, nên họ tự vượt tuyến, lên thẳng BV tuyến trên.
Việc giảm quá tải BV là một trong bảy nhiệm vụ quan trọng nhất của Bộ Y tế trong nhiệm kỳ này
|
|
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến |
BS Trần Thanh Mỹ thì cho rằng, việc đầu tư, xây dựng BV công quá ít so với nhu cầu của BN. Chẳng hạn, tại TP cần có 5 BV chuyên khoa chấn thương chỉnh hình như hiện có mới đáp ứng đủ nhu cầu BN. Giám đốc Sở Y tế TP, BS Phạm Việt Thanh thì cho rằng: “Đất dành cho việc xây dựng cơ sở y tế rất ít, rất khó khăn”...
Các BV cho biết, lâu nay để giảm bớt tải ở BV mình, họ triển khai thực hiện nhiều biện pháp như: khám bệnh sớm từ tờ mờ sáng, khám thông tầm (không nghỉ trưa), mổ vào ngày cuối tuần; kê thêm giường bệnh (kể cả dùng hội trường để kê giường như BV Chấn thương chỉnh hình); giảm số ngày điều trị; tăng biên chế; cải tiến các quy trình hành chính; chuyển giao chuyên môn cho tuyến dưới... Nhưng, quá tải vẫn quá tải!
Trước thực trạng trên, BS Tăng Chí Thượng - Giám đốc BV Nhi Đồng 1 cho rằng: "Việc chuyển giao chuyên môn cho BV tuyến dưới chưa tạo được sự tin tưởng ở người bệnh, mà cần có BV cơ sở hai, BV vệ tinh của BV tuyến trên tại các tỉnh mới giúp BN tin tưởng điều trị".
Bộ trưởng cũng nói thẳng: “Tình trạng BV quá tải như thế chắc chắn sẽ dẫn đến chất lượng điều trị kém, thái độ phục vụ kém, quản lý BV kém, nói chung các dịch vụ tại BV đều kém. Do vậy, việc giảm quá tải BV là một trong bảy nhiệm vụ quan trọng nhất của Bộ Y tế trong nhiệm kỳ này. Bộ đã giao cho Cục Quản lý khám chữa bệnh làm đầu mối phối hợp cùng các bộ phận liên quan viết dự án giảm tải BV để trình Chính phủ trong thời gian tới”.
Hôm nay, đoàn Bộ Y tế sẽ làm việc với UBND TP để bàn tiếp các biện pháp giảm tải BV.
Thanh Tùng
Bình luận (0)